Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Rượu dừa và tác dụng thật của nó


Gần đây, nhiều người mách bảo nhau uống rượu dừa giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống suy nhược thần kinh...

Đặc sản rượu dừa
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rượu dừa không có tác dụng như những lời đồn đại.

Anh Phạm Văn Thắng (Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội) làm nghề xây dựng, nghe bạn bè nói rượu dừa giúp sức khoẻ bền, chống suy nhược thần kinh, ăn ngủ ngon như một loại thuốc bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, nên anh đã mua 5 quả dừa với giá 50.000đ về uống. Theo chỉ dẫn, anh dùng dao nhọn đục một lỗ dừa và bỏ nước dừa ra, sau đó anh rót rượu trắng vào quả dừa, lấy giấy bóng bịt lỗ thủng vừa đục xong. Chỉ với thao tác đơn giản như vậy, sau 3 tuần đổ rượu thì rượu sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh.


TS Phạm Hưng Củng, nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, đây là cách làm dân gian, thực tế chưa có nghiên cứu nào nói về tác dụng của rượu dừa. Dừa có tính mát (âm), còn rượu tính nóng (dương), khi dừa và rượu kết hợp, tức là âm dương kết hợp sẽ trung hòa, làm mát lượng rượu đó và có tác dụng giải độc của rượu bớt đi chứ không có tác dụng bồi bổ cơ thể hay chữa bệnh.

Nếu một người hay uống rượu thì dùng cách này sẽ không có hại bằng uống rượu trực tiếp. Tuy nhiên, vì đây là cách làm thủ công, nên có thể quá trình diệt khuẩn, đục lỗ thủng quả dừa sẽ không được đảm bảo, cùi dừa phôi ra có thể làm vi sinh vật phát triển. Vì vậy, chỉ nên dùng rượu này trong 2 - 3 tuần sau khi ngâm.

TS Trần Văn Ơn, Trường Đại học Dược Hà Nội cho hay, cùi dừa là dầu, mỡ, bản chất là lipit rắn, có chút đường, không có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị về dược học. Việc ngâm rượu dừa chỉ giúp người uống cảm giác mát, ngọt, dễ uống, và như vậy là uống nhiều hơn sẽ không tốt cho sức khoẻ.

TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho rằng, uống nhiều nước dừa sẽ làm mỡ máu cao. Vì vậy, ngâm rượu vào cùi dừa cũng không tốt cho sức khoẻ mà còn hại thêm. Hiện nay, nhiều người dân nghe đồn đại mà dùng nhiều loại rượu, nước nhằm tác dụng bồi bổ, chữa bệnh, nhưng tất cả phải được minh chứng bằng khoa học và tùy vào cơ thể, liều dùng mới có tác dụng, không phải bổ người này là cũng bổ người khác.
http://bveget.com/rau-ram
http://bveget.com/hanh-kho
(Theo Khoa học & Đời sống)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét