Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Bán rượu dừa giao hàng tận nơi

Rượu dừa được chế biến từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Những quả dừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về trọng lượng, kích thước và độ già được nhập từ bến tre, bình Định. Sau khi sơ chế phần vỏ, trái rượu dừa được đem ủ với một loại men lá chuyên dụng, rượu nếp nương trong một khoảng thời gian cho đến khi có đủ hương cay nồng đặc trưng của rượu và vị thơm ngọt từ nước dừa.

Đặc sản rượu dừa được nghiên cứu sản xuất có mùi rất thơm, uống êm, không đau đầu. Sản phẩm phù hợp cho mọi người, có thể dùng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc các buổi tiệc trang trọng…Chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm rượu dừa đã được người tiêu dùng rất quan tâm. Sản phẩm không chỉ ngo tốt cho sức khỏe như: lợi tiểu, lưu thông khí huyết, kích thích tiêu hoá mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với hàm lượng Aldehyt (cồn 100 độ) đạt 27,59mg/l vì lớp cùi dừa có tác dụng lọc các độc tố có hại cho sức khỏe, giảm hàm lượng Aldehyt thường gặp trong rượu.

Rượu dừa rất phù hợp để làm quà biếu, quà tặng trong các dịp đặc biệt như: tết cổ truyền, ngày lễ, mừng tân gia, tiếp khách nước ngoài hoặc dùng cho các khách du lịch trong và ngoài nước..

Chúng tôi sẽ giao hàng miễn phí trong nội thành đến tận nơi cho bạn


Nhà cung cấp trực tuyến bveget



• Số 12 ngõ 1 Nhân Hòa – Thanh Xuân - Hà Nội

Mobi: 0983 265 215 – 0926 004 214

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Rượu dừa hồ lô chúc tết

Với mẫu mã sang trọng, chất lượng rượu đỉnh cao. Rượu dừa không chỉ là thứ uống hàng ngày mà có thể làm quà biếu nhân dịp tết đến xuân về. Bveget rất hân hạnh được phục vụ quý khách rượu dừa Bến Tre chất lượng với giá cả hợp lý nhất với chúng tôi mỗi khách hàng là một người bạn tri kỷ và là người đồng hành cùng chúng tôi suốt chặng đường.
Nhà phân phối trực tuyến Bveget
ĐT : 0983 265 215
Email : bveget@gmail.com
ĐC : Số 12 ngõ 1. Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội
Web : www.ruouduavn.blogspot.com

http://www.facebook.com/dua.ruou.7?group_id=0

Rượu dừa tết

Loại không khắc chữ
Loại khắc chữ
Rượu dừa Đại Việt  được chế biến từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Những quả dừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về trọng lượng, kích thước và độ già được nhập từ bến tre, bình Định. Sau khi sơ chế phần vỏ, trái dừa được đem ủ với một loại men lá chuyên dụng, rượu nếp nương trong một khoảng thời gian cho đến khi có đủ hương cay nồng đặc trưng của rượu và vị thơm ngọt từ nước dừa.

Đặc sản rượu dừa Đại Việt sản xuất có mùi rất thơm, uống êm, không đau đầu. Sản phẩm phù hợp cho mọi người, có thể dùng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc các buổi tiệc trang trọng…Chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm đã được người tiêu dùng rất quan tâm. Sản phẩm đã đạt cúp vang tại hội chợ xúc tiến thương mại hàng nông nghiệp toàn quốc Sản phẩm không chỉ ngon tốt cho sức khỏe như: lợi tiểu, lưu thông khí huyết, kích thích tiêu hoá mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với hàm lượng Aldehyt (cồn 100 độ) đạt 27,59mg/l vì lớp cùi dừa có tác dụng lọc các độc tố có hại cho sức khỏe, giảm hàm lượng Aldehyt thường gặp trong rượu.

Rượu dừa Đại Việt  rất phù hợp để làm quà biếu, quà tặng trong các dịp đặc biệt như: Tết cổ truyền, ngày lễ, mừng tân gia, tiếp khách nước ngoài hoặc dùng cho các khách du lịch trong và ngoài nước..
Đáp lại niềm tin của người tiêu dùng, Rượu dừa Đại Việt  sẽ ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Liên hệ :
Nhà phân phối trực tuyến Bveget
ĐT : 0983 265 215
Email : bveget@gmail.com

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Rượu dừa hồ lô

Số lượng hạn chế
Rượu dừa tết sẽ mang lại cho quý khách nhiều sự lựa chọn hoàn hảo cho việc tặng quà biếu tết. Với mẫu mã sang trọng độc đáo. Chúng tôi tung ra thị trường sản phẩm độc đáo khi mùa tết cận kề. Nhanh chân số lượng có hạn cho sản phẩm rượu dừa hồ lô
Lưu ý : 
-Vận chuyển tận nơi ở khu vực nội thành Hà Nội. 
Nguyên liệu: Trái Dừa già mà phải là Dừa Bến Tre ( lớp cùi dừa nhiều, hàm lượng dầu nhiều và thơm ) đường kính quả Dừa từ 16 đến 18 cm cân nặng từ 1,2 đến 1,4 kg. Nếp cái phải chọn loại căng tròn hạt mẩy. Men cổ truyền của người Việt. 
Quá trình lên men: Trái Dừa sau khi được tiêm vào hỗn hợp gồm: Nếp cái + men, theo một tỷ lệ nhất định sẽ hàn kín lại vỏ trong vòng từ 15 đến 20 ngày thì dùng được. 
Theo một số tài liệu khoa học đã chứng minh: Với các sản phẩm được chế biến từ Dừa đảm bảo sức khỏe có tác dụng làm xanh tóc và mượt da.

Mọi chi tiết xin liên hệ : 
Nhà Phân Phối trực tuyến Bveget 
Mobile : 0983 265 215 
Email : bveget@gmail.com
Website :  www.ruouduavn.blogspot.com
http://www.facebook.com/dua.ruou.7?group_id=0

Rượu dừa hồ lô, rượu dừa tết

Với mẫu mã sang trọng, chất lượng rượu đỉnh cao. Rượu dừa không chỉ là thứ uống hàng ngày mà có thể làm quà biếu nhân dịp tết đến xuân về. Bveget rất hân hạnh được phục vụ quý khách rượu dừa Bến Tre chất lượng với giá cả hợp lý nhất với chúng tôi mỗi khách hàng là một người bạn tri kỷ và là người đồng hành cùng chúng tôi suốt chặng đường.
Nhà phân phối rượu dừa lớn nhất miền Bắc
ĐT : 0983 265 215
Email : bveget@gmail.com
ĐC : Số 8 ngách 1A/9 ngõ 1. Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội
Web : www.ruouduavn.blogspot.com
http://www.facebook.com/dua.ruou.7?group_id=0

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Mua rượu dừa tết ở đâu

mua rượu dừa ở đâu
Trên thị trường có rất nhiều loại rượu dừa và khách hàng thường đặt câu hỏi rượu dừa có chất lượng không có được đảm bảo không...
Cũng thật khó để phân biệt đâu là rượu dừa chất lượng, men ủ tự nhiên và uống không đau đầu. Giá cả có loại thì cao vút có loại thì rẻ đến không ngờ. Thực tế khách hàng có thể hình dung ra các công đoạn cũng như nguyên liệu đầu vào từ đó biết được giá trị thật từ mỗi quả rượu dừa. Hãy là người tiêu dùng thông minh để chọn lựa những sản phẩm tốt nhất cho mình và bạn bè.
Bveget rất hân hạnh được phục vụ quý khách rượu dừa Bến Tre chất lượng với giá cả hợp lý nhất với chúng tôi mỗi khách hàng là một người bạn tri kỷ và là người đồng hành cùng chúng tôi suốt chặng đường.
Nhà phân phối trực tuyến
ĐT : 0906 215 033
Email : sales.lentrau@gmail.com
ĐC : Số 10, ngõ 1. Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội
Web : www.ruouduavn.blogspot.com
http://lentrau.com/cach-thuong-thuc-hat-huong-duong-chacheer.html

Kinh hoàng nước lã + hóa chất = rượu Tết

Cuối tháng 12/2012 và đầu tháng 1/2013, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường (PC49), Công an TP Hà Nội phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội liên tiếp phát hiện nhiều cơ cở sản xuất ở ngoại thành Hà Nội, chế biến rượu Champagne, vang đào, nước ngọt có ga… từ cồn công nghiệp, đường hóa học cyclamate, gây tâm lý hoang mang, bức xúc cho người tiêu dùng..
Đẹp nhãn mác nhưng "ruột rỗng"
Vụ việc mới nhất vừa xảy ra vào ngày 4/1, Đội 2, PC49 phối hợp với Đội QLTT số 7, 24, Công an huyện Hoài Đức kiểm tra Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Thanh Mai (xóm Tiền Phong, xã La Phù, huyện Hoài Đức) - chuyên chế biến, sản xuất nước ngọt, rượu các loại. Làm việc với lực lượng chức năng, ông Nguyễn Hữu Mạnh (34 tuổi) - Giám đốc công ty thừa nhận, doanh nghiệp hoạt động từ năm 2011, song không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP do cơ quan quản lý nhà nước cấp.
Theo đó, nước ngọt có ga được cơ sở này sản xuất từ nước giếng khoan, trộn với đường Trung Quốc, hương liệu tạo mùi các loại (cam, chanh, cola). Trung bình, với khoảng 200ml nước ngọt cốt, hòa đầy với nước giếng khoan, sục qua khí CO2 sẽ có một chai nước ngọt có ga thành phẩm loại 1,5 lít. Các chai nước này sau đó được dán tem nhãn, đóng gói đẹp mắt khá giống với kiểu dáng các sản phẩm thương hiệu.
Với "công nghệ" sản xuất thủ công, trung bình mỗi ngày doanh nghiệp này ra lò 150 lít nước ngọt, tương đương 100 chai loại 1,5 lít. Kiểm tra các nguyên liệu sản xuất nước ngọt, lực lượng chức năng xác định, tất cả đều mua trôi nổi ngoài thị trường (chất tạo màu, tạo ngọt, tạo mùi) với giá siêu rẻ, không qua kiểm định chất lượng. Đặc biệt, trinh sát Đội 2, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường còn phát hiện, thu giữ 1 túi đường cyclamate (loại đường không nằm trong danh mục các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm, gây hại đến sức khỏe người sử dụng) tại cơ sở này.

Lực lượng chức năng phát hiện đường cyclamate tại cơ sở sản xuất.
Ngoài kinh doanh nước ngọt đóng chai có ga, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Thanh Mai còn sản xuất nhiều loại rượu như: Champagne, rượu vang nổ, rượu nho. Quá trình kiểm tra khu vực sản xuất rượu tại công ty này, lượng chức năng phát hiện trên 100 lít cồn công nghiệp. Qua làm việc, giám đốc công ty này thừa nhận, lượng cồn này đều mua trôi nổi ngoài thị trường và là nguyên liệu chính để pha chế rượu. Trung bình, ngỗi ngày cơ sở này cho ra lò được khoảng 100 lít rượu các loại. Một cán bộ Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho hay: cồn công nghiệp không nằm trong danh mục các phụ gia được sử dụng trong thực phẩm, sản xuất đồ uống vì có chứa methanol - chất có thể gây ngộ độc.
Trước đó, ngày 26/12, Đội 6 (PC49) phối hợp với Đội QLTT số 12 kiểm tra cơ sở sản xuất rượu, nước giải khát Thiên Long (ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội) do chị Nguyễn Thị Ngân làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang sản xuất, pha chế, đóng chai các loại nước giải khát có ga với nhãn mác, bao bì bắt mắt như: Hương vị cam, cola, chanh và rượu Champagne không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Nghiêm trọng hơn, qua xét hỏi, chủ cơ sở thừa nhận, dùng cồn công nghiệp cấm sử dụng trong thực phẩm (đựng trong 3 thùng phuy to), kết hợp phẩm màu, đường Trung Quốc để pha chế rượu các loại như: Champagne, rượu vang đào…, song trên nhãn mác bao bì đều ghi rượu được sản xuất từ cồn thực phẩm...
Tiếp cận thị trường bằng giá rẻ như bèo
Những thứ đồ uống này được chế từ nước lã và hóa chất.
Theo Trung tá Phạm Giang Sơn, Đội trưởng Đội 6: "Để tiêu thụ hàng nghìn chai nước ngọt, rượu làm từ đường cyclamate, cồn công nghiệp các chủ cơ sở sản xuất trên đã tìm đến thị trường "béo bở" ở nông thôn hoặc miền núi vùng sâu, vùng xa. Những nơi người dân ít tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ và giá thành thì phù hợp với túi tiền của họ". Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Thanh Mai, một chai nước ngọt có ga thành phẩm loại 1,5 lít bán ra thị trường chỉ với giá 5.000 đồng; rượu Champagne, rượu vang nổ, rượu nho bán ra thị trường với giá 14.000 đồng. Đối với cơ sở sản xuất rượu, nước giải khát Thiên Long bán buôn chỉ với giá 1.100 đồng; rượu Champagne, rượu vang đào giá từ 10.000 - 12.000 đồng.
Về đường hóa học cyclamate lực lượng chức năng thu giữ độc đến đâu? Nó là một chất làm ngọt, màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, tan nhiều trong nước, có thể tạo vị ngọt gấp 30 lần đường sucrose (đường mía). Chất này đã bị cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cấm sử dụng. Tại Việt Nam, đường cyclamate bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và khuyến cáo cyclamate có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư và tiểu đường.
Trao đổi với PV Báo CAND, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, có hai ngành sản xuất cồn là cồn công nghiệp và cồn thực phẩm. Cồn thực phẩm phải áp dụng phương pháp tinh chế cao, được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu sạch như ngô, sắn, khoai có chất tinh bột cao. Khi tinh chế sẽ loại bỏ các chất độc hại ra ngoài, thu được cồn an toàn. Còn cồn công nghiệp làm được từ rất nhiều nguồn nguyên liệu nhưng không qua tinh chế, vì thế trong cồn chứa  nhiều chất độc hại, trong đó có hàm lượng methanol, aldehyt… cao, giá thành rẻ.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chỉ cần 20mg/l methanol trong máu là gây ngộ độc. Uống rượu giả sau vài giờ, nạn nhân có thể ngộ độc; triệu chứng xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi uống và cấp tính sau 24 giờ. Nạn nhân cũng có thể tử vong ở thời điểm này.
Đại tá Doãn Hữu Châu, Trưởng phòng PC46 khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên mua và sử dụng những loại rượu có nhãn mác, thương hiệu được đăng kiểm trên thị trường. Phòng PC46 tiếp tục kiểm tra nhiều cơ sở sản xuất khác, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng sẽ đình chỉ và xử phạt nặng theo quy định của pháp luật

Hiền Thanh

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Rượu lậu, rượu giả tập kết chờ Tết


ANTĐ - Tháng 10 được nhiều đầu nậu coi là thời điểm bắt đầu một vụ làm ăn lớn nhất trong năm của giới buôn bán rượu lậu, rượu giả. Sau nhiều đợt ra quân truy quét của các cơ quan chức năng, các đối tượng sản xuất, buôn bán rượu lậu, rượu giả tuy không còn rầm rộ  như những năm trước đây song vẫn  âm thầm sản xuất, tập kết và ém hàng chờ Tết.

Ảnh Internet
Tinh vi công nghệ làm giả
Tùng, một nhân viên từng làm việc trong “lò” rượu giả nay đã giải nghệ chuyển sang buôn bán điện thoại di động đã cho chúng tôi biết đủ các “chiêu”, “mánh” để làm rượu giả. Tùng cho biết, như một quy luật bất thành văn, bất kể mọi loại rượu, dù được sản xuất trong nước hay nhập khẩu, nếu bán chạy trên thị trường đều sẽ bị làm giả. Tuy nhiên, rượu bị làm giả nhiều nhất thường là những loại rượu ngoại phổ biến được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng như: Chivas Regal (12,18 năm), Johnnie Walker (Red, Black), Remy Martin… Có rất nhiều phương cách để làm rượu giả, tùy theo “tay nghề”, uy tín của đầu nậu mà rượu giả được chế biến với hương liệu và thủ thuật ra sao. Có nơi làm giả 100%, có nơi làm giả từ 40-50% tùy theo từng mối giao hàng mà họ có thể đặt ra cách làm cho mình.

Muốn làm rượu giả trước hết phải có vỏ. Hầu hết vỏ của những chai rượu ngoại đều là vỏ thật, vỏ xịn 100% nhưng chỉ có điều chúng được quay vòng qua con đường… đồng nát với giá khá rẻ chỉ từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng tùy theo loại. Nếu không phải qua hàng đồng nát thì đầu nậu sẽ liên hệ với nhân viên của các vũ trường hay các nhà hàng lớn nơi có lượng tiêu thụ rượu ngoại ở mức cao để thu mua lại các vỏ chai này. Khi đã có vỏ chai, khâu “chế biến” ruột cũng được sáng tạo với nhiều cách khác nhau. “Cách đơn giản nhất thì mua rượu Lúa mới hay Vodka Hà Nội rồi sau đó thắng nước đường (hoặc dùng mật ong) pha vào cho nó có màu hanh hanh vàng giống như màu rượu ngoại, rồi mua một chai rượu ngoại thật về pha chế với công thức: 20% rượu thật cộng với rượu trắng, nước đường thắng. Từ 1 chai rượu thật có thể chế ra từ 3 hoặc 5 chai rượu giả tùy theo sự “tử tế” của đầu nậu. Nếu không phải thắng nước đường và mật ong thì nguyên liệu được sử dụng phổ biến là những hóa chất tạo màu công nghiệp. Cá biệt có đầu nậu còn không sử dụng rượu thật mà chỉ mua men rượu pha với hương liệu, axit acetic, cồn 90 độ, nước lã rồi ủ khoảng 2-3 ngày là đã thành ra rượu rồi bơm trực tiếp vào chai.

Với những dòng rượu ngoại được sản xuất tinh vi, một số đầu nậu mua lại những nắp chai và ổ bi do các nhân viên mở rượu khéo léo rút ra trong lúc rót rượu cho khách rồi mang về dùng máy đóng nắp chai đóng xuống. Theo tiết lộ của Tùng, hầu hết các cơ sở sản xuất rượu giả đã nhập nút chai và sử dụng công nghệ dập nút chai của Trung Quốc. Chỉ cần một máy ép bằng tay với bộ khuôn và nhôm cán mỏng sơn nhũ đủ màu tùy theo loại rượu có thể cho ra lò hàng trăm nút chai rượu giả mỗi ngày. Sau khi được dập thành phẩm, nắp chai được đặt trong một chiếc khuôn, luôn duy trì nhiệt độ khoảng 70 độ. Nhiệt độ này làm nhôm, nguyên liệu dùng để làm nắp chai bị giãn nở. Sau khi chụp nắp này vào chai, cổ chai sẽ được nhúng vào thùng nước đá lạnh. Nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến nhôm co lại và ôm sát miệng chai.

Có một cách làm rượu giả khác cầu kỳ và tinh vi hơn là kiểu “rút lõi” rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Từ một chai rượu ngoại xịn với đầy đủ tem, nhãn mác, đầu nậu sẽ dùng một máy khoan đặc chế với đường kính mũi khoan chỉ lớn hơn sợi tóc một chút, đầu mũi khoan được mạ kim cương. Thông thường, đối với rượu ngoại, phía dưới đáy chai, nhà sản xuất đúc nổi những dòng chữ hoặc số để biểu thị ngày đóng chai. Mũi khoan được đưa vào chính giữa tam giác của chữ A hoặc vòng tròn của chữ O hoặc những chỗ có vết tì sẵn trên chai khi sản xuất. Sau khi khoan thủng, một xi lanh lớn có gắn mũi tiêm (cũng đặc chế) được đưa vào rồi rút rượu ra. Sau đó rượu giả được bơm vào, rồi với một vài giọt keo bọt ép oxy cái lỗ khoan hoàn toàn bít lại như chưa có điều gì xảy ra. Loại keo ép này có màu giống với thủy tinh lên người mua khó mà phát hiện được. Số rượu thật được rút ra sau đó sẽ tiếp tục được pha chế và đóng vào chai khác.

Với những nhóm rượu trong nước phổ biến, có lượng tiêu thụ lớn tình trạng làm giả thường ở dạng nguyên chai, theo đường thẩm lậu từ Trung Quốc qua biên giới nhập vào Việt Nam. Công nghệ chế biến cũng hết sức tinh vi. Chỉ bằng một ít vật liệu dạng viên (có xuất xứ từ Trung Quốc) sẽ được pha chế cùng với nước cất và cồn, ủ vào thùng khoảng 1 tiếng đồng hồ, đã trở thành thứ rượu vodka. Tuy nhiên gần đây do các cơ sở sản xuất rượu phối hợp với các cơ quan chức năng làm chặt nên hiện tượng này đã giảm bớt. Hiện chỉ còn tình trạng các cơ sở tư nhân làm nhái các thương hiệu này rồi tung ra thị trường.

Ém hàng chờ Tết
Càng đến gần dịp Tết Nguyên đán, thời điểm tiêu thụ rượu các loại tăng mạnh thì số lượng rượu giả, rượu kém chất lượng được tung ra càng nhiều. Mặc dù những vụ việc kinh doanh, vận chuyển buôn bán rượu lậu, rượu giả qua đấu tranh, bị các cơ quan chức năng phát hiện ít hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm trước, nhưng trên thực tế việc kinh doanh rượu lậu vẫn đang diễn ra rất phức tạp. Theo một cán bộ của Đội Chống buôn lậu và Buôn bán hàng cấm - Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Hà Nội, thường thì các đầu nậu vào cuộc từ thời điểm cuối tháng 10 đầu tháng 11. Các đường dây từ nguồn hàng, cung cấp tem giả đến các khâu đóng gói đã được chuẩn bị đâu vào đấy.

Lý giải cho việc tỷ lệ rượu giả đã giảm trong thời gian qua nhưng có thể vẫn chưa phản ánh đúng với thực tế, GS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng, tỷ lệ rượu giả giảm được căn cứ trên số vụ việc được phá trong các năm hay số lượng các chai ngẫu nhiên được kiểm tra từ nhiều địa điểm trong nước. Tuy nhiên, số lượng rượu giả tồn tại trên thực tế như thế nào, thì không thể có con số chính xác hay có thể khẳng định. Từ đó, chỉ có thể nhấn mạnh tình trạng rượu giả (thông qua phản ánh của người tiêu dùng) vẫn luôn phức tạp trên bề rộng, quy mô và số lượng. Bên cạnh đó, tem rượu giả cũng được sản xuất cực kỳ tinh vi có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam qua con đường tiểu ngạch, và rất khó phân biệt bằng mắt thường. Ngay cả với các cơ quan chức năng, muốn phân biệt được đâu là thật, giả phải thông qua giám định vì vậy, người tiêu dùng rất khó phát hiện.

Đối với tình trạng rượu lậu, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết, dù tỷ lệ rượu giả đã được giảm đáng kể nhưng tình trạng rượu lậu vẫn còn khá cao với diễn biến phức tạp về quy mô lẫn tổ chức tiêu thụ và cơ quan chức năng chưa kiểm soát được. 60-70% lượng rượu lậu trên thị trường được nhập vào Việt Nam qua tuyến biên giới Tây Nam, miền Trung và gian lận thương mại khi làm thủ tục thông quan và tạm nhập tái xuất. Nguy hiểm hơn, rượu giả được trộn lẫn cùng với rượu ngoại nhập lậu hoặc các loại hàng hóa khác. Phương thức điển hình của gian lận thương mại là khai hải quan tạm nhập tái xuất vào các cửa hàng miễn thuế trong khu vực kinh tế cửa khẩu, khu vực thương mại tự do hoặc tái xất sang nước thứ 3 nhưng phần lớn lại tuồn vào thị trường nội địa trên đường vận chuyển. Hoặc gian lận khi làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu như nhập nhiều khai ít, nhập rượu ngoại nhưng khai là hàng khác.

Nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển rượu lậu, rượu giả, bên cạnh việc lực lượng chức năng tích cực vào cuộc thì cũng rất cần sự phối hợp thông tin của các doanh nghiệp sản xuất, nhất là việc thẩm định đâu là rượu chính hãng, đâu là rượu giả. Để giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật, hàng giả, các doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức hệ thống cửa hàng chỉ bán một loại sản phẩm chính hãng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để họ có thể nhận biết đâu là rượu thật, đâu là rượu giả. Bên cạnh đó, Hiệp Hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam cần xem xét biện pháp dán tem an ninh đối với sản phẩm rượu sản xuất trong nước. Đồng thời phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối các sản phẩm rượu.

Theo thống kê của Hiệp Hội Rượu, Bia, Nước giải khát và Hiệp Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), tỷ lệ rượu giả (rượu có thương hiệu) tại Việt Nam đã giảm từ từ 9,1% năm 2009 xuống còn 6,6% năm 2010 và chỉ còn 4.4% năm 2012. Còn theo thống kê của Hiệp hội Chống Rượu giả quốc tế tại Việt Nam (IFSP Việt Nam), năm 2011, IFSP phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá 21 vụ, bắt 16 đối tượng làm rượu giả, thu giữ 6.300 dụng cụ làm giả như vỏ chai, hộp thành phẩm, nút, tem… Từ đầu năm đến tháng 8-2012, cơ quan chức năng đã triệt phá 13 vụ, bắt giữ 13 đối tượng làm giả, thu giữ 6.513 dụng cụ làm giả.
Thu Huệ

Những kiểu thưởng Tết siêu tiết kiệm


Thưởng Tết bằng một bịch tất, cặp vé xem phim hoặc một chiếc cúp pha lê để làm kỷ niệm... là một trong những kiểu thưởng 'lạ' trong bối cảnh làm ăn khó khăn, doanh nghiệp không còn nguồn tiền.



Chị Đỗ Minh Thư, làm việc tại một công ty may mặc ở Hà Nội cho biết, Tết Dương lịch vừa qua quà Tết cho toàn bộ nhân viên trong xưởng là một bịch tất nam. “Không có nhu cầu dùng nên mình đành mang thanh lý giá rẻ mỗi đôi từ 10.000 đến 15.000 đồng, thu về gần 300.000 đồng”, chị Thư kể.
Ngoài bịch tất chị Thư không được nhận một khoản tiền thưởng nào. "Nghe nói, đến Tết Nguyên đán tới đây, công ty cũng dự định sẽ thưởng bằng 'hiện vật'. Nghĩ đến đã nản rồi, lại phải mất công đi 'thanh lý'", chị Thư ngán ngẩm.
Chị Đinh Thu Huyền làm việc cho một công ty nước ngoài tại Thanh Xuân cho biết, Tết Âm lịch năm ngoái chị không được nhận tiền thưởng. “Thay vào đó, mỗi nhân viên được nhận một cặp vé xem phim 3D ở rạp Megastar và một cặp bánh chưng. Đến Tết Dương lịch năm nay, phần thưởng cho mỗi nhân viên cũng là một cặp vé xem phim”, chị Huyền nói.
Khi nhận được phần quà, chị Huyền cho biết đã rất thất vọng vì "giữa thời điểm khó khăn, tiền tiêu Tết còn chẳng có, nói gì đến chuyện đi xem phim".
Nhiều món quà thưởng Tết đã khiến người lao động thất vọng. Ảnh : Hoàng Hà
Nhiều món quà thưởng Tết đã khiến người lao động thất vọng. Ảnh : Hoàng Hà
Làm việc tại một công ty nước giải khát, anh Nguyễn Minh Hùng, Thanh Trì cho biết năm nay dự kiến sẽ không được thưởng tiền mà mỗi nhân viên sẽ được hai thùng nước giải khát. "Lãnh đạo giải thích là công ty làm ăn khó khăn nên phải giảm thưởng. Hơn nữa, nước giải khát hầu hết gia đình nào cũng phải có nên thay vì thưởng tiền thì quy ra sản phẩm'”, anh Hùng cho hay.
Theo anh Hùng, mọi năm, bên cạnh khoản thưởng cứng là một tháng lương, nhiều nhân viên kinh doanh tại đơn vị anh còn được hưởng theo doanh số. "Một số nhân viên nhận tiền thưởng 20 đến 30 triệu là bình thường", anh Hùng kể.
Không còn quỹ đế trích thưởng vào Tết âm lịch năm ngoái, các lãnh đạo công ty anh Nguyễn Minh Tân, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng còn nghĩ ra một món quà thưởng không kém bất ngờ.
“Ban đầu cũng nghe nói là thưởng Tết sẽ giảm nhưng ai cũng nghĩ là ít nhiều sẽ có. Tuy nhiên, đến gần ngày nghỉ, thấy nhân viên hành chính mang đến phát mỗi người một chiếc cúp pha lê tượng trưng làm kỷ niệm”, anh Tân kể.
Tết Dương lịch năm nay, công ty anh Tân cũng không có thưởng cho nhân viên. "Gần ngày Tết, bỗng dưng thấy các sếp đi 'công tác' hết, liên tục mấy ngày không thấy xuất hiện trên công ty. Tết Nguyên đán thì nghe nói cũng sẽ được thưởng ít. Tuy nhiên, hi vọng là sẽ không tặng thêm một chiếc cúp pha lê", anh Tân vừa cười vừa nói.
Không thưởng tiền, cũng không có "hiện vật", lãnh đạo công ty chị Lê Hải Yến lại cho biết Tết năm nay sẽ tăng ngày nghỉ cho nhân viên. Làm việc ở sàn bất động sản nên chị Yến cho biết, ra Tết việc giao dịch địa ốc chậm nên công ty ít việc. "Nếu đi làm, có khi công ty còn tốn thêm chi phí vận hành. Còn nhân viên được thêm ngày nghỉ nhưng không có tiền cũng không hứng thú gì", chị Yến buồn bã cho hay.
Tết Nguyên đán năm ngoái, tình hình kinh doanh không mấy khả quan nên nhiều doanh nghiệp không thưởng tiền cho nhân viên mà thay vào đó là hiện vật, đa số là những sản phẩm “cây nhà lá vườn”. Một số công ty tặng bột ngọt, dầu ăn, nước mắm, bỉm… cho nhân viên.
Nhiều doanh nghiệp khác tuy có tiền thưởng Tết nhưng thanh toán rất muộn khiến không ít người rơi vào tình trạng "dở khóc, dở cười". Chị Vũ Kim Hoa, kế toán một công ty in cho biết, Tết Nguyên đán năm ngoái đến đúng buổi chiều ngày cuối cùng làm việc chị mới nhận được tiền lương và thưởng đổ vào tài khoản.
“Chính vì thế, tận ngày hôm đó mình mới có tiền đi sắm Tết. May mà một số đồ cần mua sớm thì mua chịu được của người quen, nếu không chắc cũng phải đi vay mượn. Hi vọng năm nay sẽ không rơi vào tình cảnh đó", chị Hoa chia sẻ.
Ngọc Minh

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Phân phối rượu dừa Bến Tre

Hiện nay chúng tôi đang phân phối và cung cấp mặt hàng rượu dừa cho các nhà hàng, đại lý bán bia rượu và các quán nhậu…... Rượu được bộ y tế kiểm định là sản phẩm an toàn chất lượng. 
Lưu ý : 
-Vận chuyển tận nơi ở khu vực nội thành Hà Nội. 
Nguyên liệu: Trái Dừa già mà phải là Dừa Bến Tre ( lớp cùi dừa nhiều, hàm lượng dầu nhiều và thơm ) đường kính quả Dừa từ 16 đến 18 cm cân nặng từ 1,2 đến 1,4 kg. Nếp cái phải chọn loại căng tròn hạt mẩy. Men cổ truyền của người Việt. 
Quá trình lên men: Trái Dừa sau khi được tiêm vào hỗn hợp gồm: Nếp cái + men, theo một tỷ lệ nhất định sẽ hàn kín lại vỏ trong vòng từ 15 đến 20 ngày thì dùng được. 
Theo một số tài liệu khoa học đã chứng minh: Với các sản phẩm được chế biến từ Dừa đảm bảo sức khỏe có tác dụng làm xanh tóc và mượt da.

Mọi chi tiết xin liên hệ : 
Nhà Phân Phối trực tuyến Bveget 
Mobile : 0983 265 215 
Email : bveget@gmail.com
Website :  www.ruouduavn.blogspot.com
http://bveget.com/hat-huong-duong/huong-duong-pica