Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Thơ thẩn rượu dừa

Rượu khi ủ cất trong dừa nước
Dừa nước đong đầy kiếp hồi luân
Gian nan tìm kiếm người tri kỷ
Cạn chén men tình rượu nghĩa huynh
                                                - Sanka -

Rượu dừa bến tre


Phảng phất nhưng cũng đầy dư vị, rượu dừa đã lắm lúc làm người ta ngất ngây. Cái lạ của rượu cũng lắm lúc khiến những ai chưa từng thưởng thức qua thảng thốt: xứ dừa quả có những đặc sản lạ lùng!
Không ai có thể hình dung rõ ràng về loại rượu này nếu chỉ thoáng nghe tên gọi. Cái tên lạ lẫm đến cuốn hút. Rượu dừa thì tất phải liên quan đến dừa nhưng làm thế nào để người dân bản xứ có thể ấp ủ và cho ra đời loại rượu tinh tế như thế? Chẳng có gì gọi là bí quyết đối với những người làm ra nó. Tất cả chỉ đơn giản là sự hòa hợp của những nguyên liệu tự nhiên, trải qua quá trình chưng cất nhất định và tạo nên hương vị đặc trưng hiếm có.
Thêm một đặc sản từ dừa:

Rượu dừa Bến Tre
Nếu nói về cái "thú say" thì ẩm thực Việt có bao điều thú vị. Từ những loại rượu của vùng núi ngàn lừng lẫy như rượu cần, rượu táo mèo, rượu ngô Nà Hang đến các loại rượu bình dân của xứ sở đồng bằng như nếp than, rượu gạo, tất cả đều khiến lắm kẻ ngất ngây. Ấy thế mà có một loại rượu chẳng thể làm người ta say, nếu có chăng thì chất men nồng của nó dễ làm người ta nhớ: nhớ về một vùng đất của ba dải cù lao, nhớ về những con người chất phát và bao đặc sản khó quên.
Cây dừa gắn bó máu thịt với người dân Đồng Khởi từ bao đời nhưng hình như rượu dừa mới được biết đến như một đặc sản của vùng chỉ vài năm trở lại đây. Câu chuyện cũng bắt đầu với những con người tâm huyết với cây dừa quê hương. Họ là những ông chủ của thương hiệu rượu dừa Bến Tre. Bỏ công mày mò với trái dừa xứ sở, bao sáng kiến nảy nở để rồi cuối cùng chắt lọc được thức ngon hiếm có. Đặc sản xứ dừa luôn có sức hút lạ: bình dị, ngọt ngào, chất phát và hiền hòa như người dân quanh năm gắn bó với mảnh đất này. Thế là nhắc đến đặc sản Bến Tre, nhiều người có thể hồn hậu thêm vào hai tiếng rượu dừa như một minh chứng cho sự ưu đãi của thiên nhiên đối với vùng đất này. Rượu dừa Bến Tre đã trở thành sản phẩm thương mại. Những "bình rượu" được "đúc" hoàn toàn từ trái dừa tươi được cho vào những túi lưới nhỏ, đi khắp mọi miền để quảng bá cho sản phẩm làm nên một nét đặc trưng xứ sở. Rượu dừa góp vào danh sách các loại rượu ba miền như một hương lạ. Không phiêu du như rượu cần, không cay nồng như Bàu Đá, không chan chát mặn ngọt như rượu táo mèo, rượu dừa có hương của đất, của người, của cây dừa quê đến độ đậm đà. Uống rượu dừa không phải để say men mà để say lòng, một cái gì đó phảng phất nhưng đầy dư vị.
Say rượu hay say lòng?
Rượu dừa chẳng thể làm ai say, có chăng sẽ khiến ai đó "ứ ừ", tỉnh táo nhận ra thứ này làm họ say theo cách khác, cái cách quyến rũ của hương quê chứ không phải là chất men ủ thuần túy. Những ai đã từng thưởng thức rượu dừa, mới lần đầu sẽ có sự ngần ngại ngay đầu lưỡi vì rượu nhưng không hẳn là rượu, cay thâm thúy đó nhưng cũng ngọt ngào ngay đó. Uống mãi đến hết bình, cảm giác say chỉ mới ngà ngà, giống như cái cảm giác ngất ngây trước một sự mê hoặc khó cưỡng. Rượu có hương men, hương nếp và tất nhiên là hương dừa. Sự hòa quyện của những nguyên liệu nồng nàn cho ra một loại rượu đặc sản. Uống rượu dừa hẳn cũng như một cách giải khát, chỉ có điều thức uống này lạ lùng quá đỗi. Nghe qua về quy trình làm rượu, cũng thấy hẳn sự công phu. Trái dừa được chọn phải là dừa già, cơm dày, béo mỡ màng và thơm ngai ngái. Hình dáng bên ngoài của quả cũng quan trọng. Thông thường, những quả có đường kính quả từ 16 đến 18 cm, cân nặng từ 1,2 đến 1,4 kg (sau khi đã lột sạch vỏ) mới được chọn. Lớp sùi bên ngoài được mài nhẵn cho trơn láng để tạo độ bóng đẹp, ấn tượng như một bình rượu bầu. Nếp cái chọn loại căng tròn, hạt mẩy, trộn với men cổ truyền chuyên dùng cho rượu nếp. Sau đó, người ta khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa, tiêm hỗn hợp nếp cái, men vào theo một tỉ lệ nhất định, hàn kín và ủ từ 15 đến 20 ngày là có thể dùng được. Rượu có màu trắng ngà, vân vẩn đục với những chấm xác dừa lơ lửng. Rượu có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của trái dừa bản xứ, vừa nồng nàn, vừa thanh tao, dịu nhẹ. Trong những ngày se se, dùng rượu dừa hâm nóng sẽ tốt và ấm hơn, ngược lại, những ngày oi nồng, một chút mát lạnh sẽ làm rượu càng thêm ngon. Nói là rượu nhưng đây không hẳn dành cho nam giới bởi người phụ nữ khi đã mê thì cũng dễ say với rượu dừa. Rượu làm cho nét chấm hồng trên khuôn mặt của người thiếu nữ thêm hao hao, làm nét duyên ngầm càng thêm quyến rũ. Một phương pháp sản xuất rượu đại trà hơn nữa là thông qua quá trình chưng cất từ nước dừa. Nước dừa được lọc, ủ men, sau đó được trưng lên như cách làm rượu nếp hay rượu gạo. Tuy nhiên, hương dừa sẽ giảm và rượu cũng không có được vị hòa quyện khi được ủ ngay trong lòng trái. Ngày nay, về Bến Tre, du khách dễ dàng tìm thấy những "mẻ" rượu dừa được bày bán dọc các tuyến đường. Đừng ngại ngần để thử vì hương vị thật rất khó quên.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Thổn thức men rượu dừa



Xứ dừa này còn nổi danh với món rượu mới, đó là rượu dừa. Nghe qua đã thấy lạ, xưa nay chỉ thấy dừa uống nước, bánh kẹo từ dừa, cơm dừa nạo, thạch dừa chứ chưa bao giờ nghe dừa nấu rượu, ấy thế mà người dân xứ dừa Bến Tre lại nghĩ ra món độc đáo này, thật không gì là không thể với bàn tay khối óc của người Việt ta.
Chưa biết loại thức uống này có ngon hay không, nhưng có người nếm qua một lần đã nhận xét về rượu dừa như sau: “Không phiêu du như rượu cần, không cay nồng như Bàu Đá, không chan chát mặn ngọt như rượu táo mèo, rượu dừa có hương của đất, của người, của cây dừa quê đến độ đậm đà. Uống rượu dừa không phải để say men mà để say lòng, một cái gì đó phảng phất nhưng đầy dư vị.”Là một thức uống lạ, nên hẳn cách chế biến cũng không bình thường như bao loại rượu khác. Khi tìm hiểu kỹ, chúng ta mới thấy để làm được một “bình rượu” dừa không phải đơn giản, nó đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm và cả sự kiên nhẫn đợi chờ của người thợ chế rượu. Khó nhất là khâu chọn dừa, ở Bến Tre có rất nhiều loại dừa để người làm rượu lựa chọn, nào là dừa ta trái to, cùi dày, nhiều nước, dừa xiêm trái nhỏ, cơm mỏng nhưng nước ngọt sắc, dừa dứa giống như dừa xiêm nhưng nước và cùi lại có mùi thơm rất riêng khiến thực khách gần xa say mê dù giá rất cao… Nếu chọn dừa ta thì phải dùng những trái mới già tới, vì già quá sẽ hôi dầu, rượu mất ngon, cùi phải dày trắng đều, không bị “trăng ăn” bên trong, nước dừa còn độ ngọt cay chứ không phải ngọt hôi mùi dầu dừa, nếu nước dừa ngọt mà có mùi hôi dầu thì chứng tỏ nó đã quá già hoặc đã bị hỏng bên trong cùi, làm rượu sẽ hỏng hoặc mất ngon. Để vừa uống, người ta thường chọn những trái sau khi đã lột lớp vỏ xơ bên ngoài mà trọng lượng còn lại trên dưới 1,5kg.
Trước khi vào men, lớp vỏ sừng bên ngoài của trái dừa được đưa vào máy đánh bóng để làm sạch lớp xơ, đệ lộ ra bề mặt đen nâu sáng bóng, trên đó người thợ khéo tay còn khắc họa thêm nhiều họa tiết về phong cảnh xứ dừa trông rất đẹp mắt. Chính vì vậy, mỗi bầu rượu dừa không chỉ là thức uống lạ, mà còn là tác phẩm mỹ nghệ đối với du khách mỗi khi đến vùng đất này.
Men rượu dừa không có gì đặc biệt. Người ta vẫn sử dụng loại men rượu gạo truyền thống, nghiền thành bột mịn, ủ với cơm nếp cái cho thành rượu rồi dùng nước đó bơm vào quả dừa theo một lỗ nhỏ được khoét ở phần đỉnh của quả dừa, sau đó bịt kín lại và xếp quả dừa vào nơi ít ánh sáng, mát. Quả dừa cần thời gian lên men từ hai đến ba tuần mới có thể thưởng thức được. Quá trình lên men rượu được xem là thành công khi rượu dừa đạt được màu trắng ngà nhưng vẫn có độ trong nhất định, không quá lạt, không đắng hoặc có mùi lạ. Về mặt vị giác, rượu nếm vào phải có cảm giác ngòn ngọt, man mát nơi đầu lưỡi, khi nuốt vào sâu trong cổ họng thì để lại cái hơi men nồng dịu, thanh mát, êm êm, đặc biệt rượu phải có hương thơm đặc trưng của cơm dừa của giống dừa được chọn làm rượu.
Làm rượu dừa theo cách này là phổ biến và sản phẩm ra lò được khách ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, còn một cách khác để làm rượu dừa, đó là sau khi chọn được dừa ưng ý, người ta bổ ra lấy nước lược sạch, rồi pha thêm men rượu nếp vào ủ sau khoảng vài tuần, chất dịch lên men này được cho vào nồi nấu như nấu rượu gạo để chưng lấy rượu. Sản xuất theo cách này nồng độ rượu sẽ cao hơn, nên khi uống cũng gắt hơn mà hương vị thơm ngọt của nước dừa cũng đã phai nhạt rất nhiều so với cách ủ men tự nhiên. Có lẽ chính vì vậy mà phổ biến nhất hiện nay trong các phương pháp ủ rượu dừa vẫn là cách thứ nhất, dù cách này rất tốn thời gian và cho sản lượng không cao, nhưng bù lại nó giữ được phần tinh túy nhất của món đồ uống này.
Đây là loại rượu có nồng độ cồn rất thấp, lại bổ mát, nên rất phù hợp với mọi người, bất kể là nam hay nữ. Nếu không muốn uống nhiều, ta có thể chọn những bầu nhỏ, vốn là những trái dừa xiêm. Ngược lại, ta có thể chọn những bầu lớn để uống cho thỏa thích. Dân xứ dừa có ba kiểu thưởng thức món rượu này đó là uống ngay khi ủ xong, ướp lạnh rồi uống và hâm nóng trước khi uống. Mỗi cách có cái hay riêng của nó. Uống ngay sẽ cho bạn cảm nhận hết được hương vị nguyên bản mà chất men kết hợp với nước cũng như cơm bên trong quả dừa tạo ra sau quá trình lên men. Uống nóng thích hợp cho những ngày mưa lạnh, giúp cho ta ấm bụng và cảm giác nồng nàn của men rượu cũng tăng lên. Ướp lạnh sẽ biến món đồ uống có cồn này trở thành một thứ nước giải khát mát lạnh và lâng lâng trong những ngày hè oi bức. Cánh chị em thì thích uống rượu dừa với đá, vừa giải khát mà vừa có cái cảm giác được lâng lâng say, nhẹ nhàng bay bổng, hơn nữa lại còn làm cho làn da đẹp hồng hào khác lạ.
Gọi là rượu, nhưng rượu dừa chẳng mảy may làm ai say vì nó, chỉ có chút cảm giác lâng lâng khoan khoái trong người uống, đủ để cho ta quên mà vẫn nhớ, quên cái mệt nhọc của những giờ rong ruổi để đến với xứ dừa bình dị và mến khách, và nhớ cái dư vị ngọt ngào nồng thắm mà rượu dừa để lại trong ta khi đã chia xa. Vậy nên, có dịp về Bến Tre, bạn nhớ đừng quên ghé vào hàng quán nào đó gọi cho mình một bầu con con, rồi nằm dưới bóng dừa rợp mát, đong đưa cánh võng, ngửa cổ húp từng ngụm rượu dừa rồi ngắm trời xanh chao nghiêng trong tiếng ru rì rào của gió qua những tàu lá dừa cao vút, cảm giác ấy nếu bỏ lỡ ta sẽ uổng phí cả chuyến đi.
theo dacsanrung.com

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Bán rượu dừa

Rượu trái dừa là sản phẩm của hai miền đồng bằng kết hợp. Sản phẩm được khách hàng tin dùng kháp ba miền. làm theo phương pháp cổ truyền lên men và bảo quản trong trái dừa còn nguyên. khi đưa lên miệng thưởng thức có mùi thơm mát đặc trưng của hương dừa, khi uống có vị ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu...
Thành phần : Men gạo nếp cái hoa vàng, trái dừa, hương tự nhiên, không chất bảo quản, không tạo hương vị và màu.
Thể tích thực : 500ml
Hạn sử dụng : 6 tháng kể từ ngày sản xuất
Hãy gọi cho chúng tôi với niềm đam mê của bạn
Cửa hàng trực tuyến Bveget
Mobi : 0983 265 215
Email : ruouduavn@gmail.com
http://bveget.com/la%20lot
http://bveget.com/rau-an-toan/nong-san-khac/qua-chuoi-tieu