Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Rượu dừa việt nam

Các loại rượu dừa đang có tại Vịêt Nam
Rượu dừa đại việt, rượu dừa mạnh việt, rượu dừa ngọc hoa, rượu dừa phong vân, rượu dừa bến tre, rượu dừa hà nội, rượu dừa diệu tiên, rượu dừa nam kinh, rượu dừa vạn phúc, rượu dừa phú quý, rượu dừa phú lễ, rượu dừa nam kinh, ruwouj dừa công thành, rượu dừa hùng cường, rượu dừa coconut wine ( phước đạt ), rượu dừa 9x,  rượu dừa thành thêm, rượu dừa 7K và còn rất nhiều thương hiệu rượu dừa khác.....

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Rượu dừa Mạnh Việt, rượu dừa bến Tre


  Tự hào mang đặc sản bến tre ra phía bắc, Quá trình lên men được ủ từ những kỹ sư hàng đầu tại xứ Dừa.
  Sản phẩm được tin dùng khắp ba miền đã mang lại niềm vui và trách nhiệm lớn lao cho việc thổi hồn vào những trái dừa
   Sản phẩm được sở  y tế chứng nhận. Uống không bị đau đầu chóng mặt. Chất liệu men ủ hoàn toàn tự nhiên
Sử dụng: Uống lạnh vào mùa hè, uống nóng vào mùa đông và có thể uống trực tiếp khi chiết từ trái dừa ra

Xin liên hệ:

Nhà Phân phối trực tuyến Bveget

ĐT : 0983 265 215
Email: bveget@gmail.com
Địa chỉ: Số 12. Ngõ 1. P.Nhân Hòa, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Rượu dừa Mạnh Việt




Chúng tôi đã phát triển trên thị trường miền Bắc một loại rượu dừa đặc biệt
·                     Rượu màu trắng đục, có lớp váng dầu, không có cặn, có mùi thơm đặc trưng của dừa
·                     Đặc biệt không gây cảm giác háo nước, không gây nhức đầu, ổn định đường ruột.

Cách sử dụng:

Uống lạnh: Để trong tủ lạnh trước khi uống với thời gian từ 2 đến 3 tiếng.


Uống nóng: Để trong lò vi song với thời gian khoảng 02 phút.
Đun trực tiếp trên bếp lửa

Uống ở nhiệt độ thường: Theo hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm.


Xin liên hệ:


Nhà Phân phối trực tuyến Bveget

ĐT : 0983 265 215
Email: bveget@gmail.com
Địa chỉ: Số 12. Ngõ 1. P.Nhân Hòa, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội

http://bveget.com/rau-an-toan/rau-tuoi-moi-ngay/rau-huu-co
http://bveget.com/rau-an-toan/rau-cu-qua/muop-dang

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Cách làm nóng, cách làm lạnh rượu dừa


Cách làm nóng, cách làm lạnh rượu dừa
  • Cách thưởng thức rượu dừa
              Rượu dừa là loại đồ uống  thích hợp với: các món nướng, khô, hải sản và lẩu. Tùy theo gu ẩm thực khác nhau của từng thực khách mà có nhiều cách thưởng thức:
-         Thưởng thức rượu lạnh:
                       Sau khi được làm lạnh cảm nhận đầu tiên rượu từ đầu lưỡi rất mát, độ nhẹ nhàng êm dịu cùng mùi thơm tự nhiên của dừa và vị ngọt ngon vừa đủ để đánh lừa nồng độ thật của rượu, Chính điểm này rượu dừa đã chinh phục không ít tửu đồ “khó tính” một cách thầm lặng nhưng không kém phần hiệu quả!
  • Cách làm lạnh:
  •                   Trái rượu dừa đưa vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 15 đến 30 phút trong ngăn đông lạnh. Trong những chuyến dã ngoại bạn vẫn có thể thưởng thức rượu dừa ủ lạnh bằng cách cho trái rượu dừa vào trong thùng nước đá khoảng 15 phút là đủ lạnh.
       -       Thưởng thức rượu nóng:
                   Sau khi rượu được làm nóng, cảm nhận lúc này rượu trở nên nồng        nàn hơn, chắc chắn quý tiên tửu cũng phải ngả nón thán phục!
  • Cách làm nóng:
  •                   Rượu dừa đưa vào trong lò vi sóng khoản 5 phút hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút.
           Và có thể đặt trái rượu dừa đun trực tiếp trên bếp gas 10 phút.
  -           Ngoài 2 cách thưởng thức trên còn có một cách thưởng thức theo kiểu dân dã hay dùng là khui ra uống liền
         Cách này không kém phần hấp dẫn vì chất lượng rượu dừa đã hội tụ trong bình rượu ấm nồng để khi nhấp lên   môi cảm nhận dường như những rặng dừa xanh bao la bát ngát, những giọt mồ hôi nóng hổi trên má em hồng…Cảm giác tìm về với những gì gần gũi thân thương từ ngàn đời mà ta  bỗng dưng quên lãng, cuộc sống mới ngọt ngào làm sao
Cách làm nóng, cách làm lạnh rượu dừa

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Cách đun nóng rượu dừa

Cách đun nóng rượu dừa

Là nhà phân phối rượu dừa hàng đầu tại miền Bắc. Rượu dừa được chiết xuất bởi các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, sản phẩm được chứng nhận y tế và là thức uống bổ dưỡng không thể thiếu được trong văn hóa ẩm thực Việt. Ngày nay, rượu dừa bến tre ngày càng được mở rộng và được rất nhiều thực khách nước ngoài ưa thích về hương vị cũng như men nồng nàn của rượu. Là sản phẩm được dùng hàng ngày trong các bữa ăn, buổi tiệc sinh nhật và quà tặng rượu dừa sẽ là người bạn tri kỷ theo ta trên chặng đường. Đó là lựa chọn số một của mỗi thực khách chỉ một lần uống thử sẽ cho các bạn ấn tượng không thể nào quên. Và có rất nhiều sự lụa chọn trong cách thuuworng thức rượu đó là uống lạnh trong mùa hè hay hâm nóng rượu khi đông đến. Rượu luôn giữ được hương vị đặc trưng của nó. Đảm bảo không nhức đầu và sốc như các loại rượu thông thường.
   Hãy gọi cho chúng tôi để có được sản phẩm tốt nhất.
Nhà phân phối trực tuyến Bveget
ĐT : 0983 265 215
ĐC : Số 12, ngõ 1.P. Nhân Hòa, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Du lịch miền tây thường thức rượu dừa

                Du lich mien tay uống rượu dừa
Nếu nói về cái "thú say" thì ẩm thực Việt có bao điều thú vị. Từ những loại rượu của vùng núi ngàn lừng lẫy như rượu cần, rượu táo mèo, rượu ngô Nà Hang đến các loại rượu bình dân của xứ sở đồng bằng như nếp than, rượu gạo, tất cả đều khiến lắm kẻ ngất ngây. Ấy thế mà có một loại rượu chẳng thể làm người ta say, nếu có chăng thì chất men nồng của nó dễ làm người ta nhớ: nhớ về một vùng đất miền tây của ba dải cù lao, nhớ về những con người chất phát và bao đặc sản khó quên.

Cây dừa gắn bó máu thịt với người dân Đồng Khởi từ bao đời nhưng hình như rượu dừa mới được biết đến như một đặc sản của vùng chỉ vài năm trở lại đây. Câu chuyện cũng bắt đầu với những con người tâm huyết với cây dừa quê hương. Họ là những ông chủ của thương hiệu rượu dừa Bến Tre. Bỏ công mày mò với trái dừa xứ sở, bao sáng kiến nảy nở để rồi cuối cùng chắt lọc được thức ngon hiếm có. Đặc sản xứ dừa luôn có sức hút lạ: bình dị, ngọt ngào, chất phát và hiền hòa như người dân quanh năm gắn bó với mảnh đất này. Thế là nhắc đến đặc sản Bến Tre, nhiều người có thể hồn hậu thêm vào hai tiếng rượu dừa như một minh chứng cho sự ưu đãi của thiên nhiên đối với vùng đất này. Rượu dừa du lich mien tay Bến Tre đã trở thành sản phẩm thương mại. Những "bình rượu" được "đúc" hoàn toàn từ trái dừa tươi được cho vào những túi lưới nhỏ, đi khắp mọi miền để quảng bá cho sản phẩm làm nên một nét đặc trưng xứ sở. Rượu dừa góp vào danh sách các loại rượu ba miền như một hương lạ. Không phiêu du như rượu cần, không cay nồng như Bàu Đá, không chan chát mặn ngọt như rượu táo mèo, rượu dừa có hương của đất, của người, của cây dừa quê đến độ đậm đà. Uống rượu dừa không phải để say men mà để say lòng, một cái gì đó phảng phất nhưng đầy dư vị.


Về miền Tây Say rượu hay say lòng?

Rượu dừa chẳng thể làm ai say, có chăng sẽ khiến ai đó "ứ ừ", tỉnh táo nhận ra thứ này làm họ say theo cách khác, cái cách quyến rũ của hương quê chứ không phải là chất men ủ thuần túy. Những ai đã từng đi du lịch miền Tây thưởng thức rượu dừa, mới lần đầu sẽ có sự ngần ngại ngay đầu lưỡi vì rượu nhưng không hẳn là rượu, cay thâm thúy đó nhưng cũng ngọt ngào ngay đó. Uống mãi đến hết bình, cảm giác say chỉ mới ngà ngà, giống như cái cảm giác ngất ngây trước một sự mê hoặc khó cưỡng. Rượu có hương men, hương nếp và tất nhiên là hương dừa. Sự hòa quyện của những nguyên liệu nồng nàn cho ra một loại rượu đặc sản. Uống rượu dừa hẳn cũng như một cách giải khát, chỉ có điều thức uống này lạ lùng quá đỗi. Nghe qua về quy trình làm rượu, cũng thấy hẳn sự công phu. Trái dừa miền tây được chọn phải là dừa già, cơm dày, béo mỡ màng và thơm ngai ngái. Hình dáng bên ngoài của quả cũng quan trọng. Thông thường, những quả có đường kính quả từ 16 đến 18 cm, cân nặng từ 1,2 đến 1,4 kg (sau khi đã lột sạch vỏ) mới được chọn. Lớp sùi bên ngoài được mài nhẵn cho trơn láng để tạo độ bóng đẹp, ấn tượng như một bình rượu bầu. Nếp cái chọn loại căng tròn, hạt mẩy, trộn với men cổ truyền chuyên dùng cho rượu nếp. Sau đó, người ta khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa, tiêm hỗn hợp nếp cái, men vào theo một tỉ lệ nhất định, hàn kín và ủ từ 15 đến 20 ngày là có thể dùng được. Rượu có màu trắng ngà, vân vẩn đục với những chấm xác dừa lơ lửng. Rượu có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của trái dừa bản xứ, vừa nồng nàn, vừa thanh tao, dịu nhẹ. Trong những ngày se se, dùng rượu dừa hâm nóng sẽ tốt và ấm hơn, ngược lại, những ngày oi nồng, một chút mát lạnh sẽ làm rượu càng thêm ngon. Nói là rượu nhưng đây không hẳn dành cho nam giới bởi người phụ nữ khi đã mê thì cũng dễ say với rượu dừa. Rượu làm cho nét chấm hồng trên khuôn mặt của người thiếu nữ thêm hao hao, làm nét duyên ngầm càng thêm quyến rũ. Một phương pháp sản xuất rượu đại trà hơn nữa là thông qua quá trình chưng cất từ nước dừa. Nước dừa được lọc, ủ men, sau đó được trưng lên như cách làm rượu nếp hay rượu gạo. Tuy nhiên, hương dừa sẽ giảm và rượu cũng không có được vị hòa quyện khi được ủ ngay trong lòng trái. Ngày nay, về Bến Tre, du khách dễ dàng tìm thấy những "mẻ" rượu dừa được bày bán dọc các tuyến đường. Đừng ngại ngần để thử vì hương vị thật rất khó quên.

http://bveget.com/dau-co-ve
http://bveget.com/qua-bau

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Dáng đứng bến tre

Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió,có phải người còn đó là con gái của Bến Tre,con gái của Bến Tre,năm xưa đi trong đạn lửa đi như nước lũ tràn về,ôi những con người làm nên Đồng Khởi ơi,những cây dừa để lại cho ta bóng quê,ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre,ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre,mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghe,vườn trái trái xum xuê,biển khơi tôm cá đầy ghe,nhớ con sông dài Hàm Luông bến ta quen ghé,lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre,lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre!

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Sản xuất rượu dừa… lậu!

Cán bộ đang niêm phong rượu dừa Phong Vân để đưa đi kiểm mẫu đánh giá chất lượng.

Được tin báo của quần chúng, vào lúc 19 giờ 30 phút, ngày 16-2-2009 Đội quản lý thị trường số 4 thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, phát hiện xe máy từ quán Phong Vân (Thị xã) chở ra một số rượu dừa nhãn hiệu Phong Vân.
Sau đó Đội quản lý thị trường số 4, kết hợp công an phường 6, kiểm tra nhà số 302, Đoàn Hoàng Minh, phường 6, thị xã Bến Tre phát hiện nơi đây sản xuất rượu dừa Bến Tre hiệu Phong Vân nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ sở trên do Nguyễn Văn Hoàng, SN 1986, phường Hòa Bình, thị xã Kon-tun cùng với Lê Vương Quốc, Võ Quang Huy đều ở (Kon-tun) và Nguyễn Nhật Lâm, ở tỉnh Thái Bình (hiện là Giám đốc Công ty TNHH sản xuất rượu dừa Bến Tre tại Hà Nội) sản xuất.

Đội quản lý thị trường số 4 lập biên bản thu giữ 71 trái rượu dừa đã dán nhãn hiệu Phong Vân và 24 trái rượu dừa chưa dán nhãn cùng một số công vụ và nguyên liệu để sản xuất rượu dừa. Theo lời khai của Nguyễn Văn Hoàng, tại số nhà 302 nêu trên, rượu dừa Bến Tre hiệu Phong Vân bắt đầu hoạt động từ ngày 12-2-2009. Đội quản lý thị trường số 4 đang đấu tranh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nghệ thuật nếm rượu


Hãy nhìn, ngửi và nếm – bắt đầu với những giác quan cơ bản của bạn và liên kết những điều đó. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học cách nếm các loại rượu như những người chuyên nghiệp. Hãy thử áp dụng xem, bạn chỉ cần 15 phút.
Nhìn: Rót rượt ra một ly đựng rượu thích hợp và quan sát chúng. Chúng có màu sắc như thế nào? Trông rượu có màu rất đỏ, trong hay chỉ ửng đỏ. Nếu đó là loại rượu đỏ thì sẽ có màu nâu sẫm, hạt dẻ, máu tía, đỏ sẫm, màu hồng ngọc, màu đỏ tươi hoặc thậm chí là hơi nâu nâu. Nếu nó là các loại rượu có màu trắng thì rượu trong, màu vàng hổ phách, màu vàng, xanh nhạt, có xuất hiện màu ngà phơn phớt hoặc màu nâu?
Tiếp tục quan sát: Hãy chuyển qua độ đục của rượu. Loại rượu đó trong suốt hay có vẻ mờ đục. Nghiên ly rượu một chút, lắc một chút và quan sát lại. Hãy chú ý đến sự thay đổi màu sắc, độ trong và sự óng ánh của rượu (quan sát chăm chú như là bạn đang cố tìm một viên kim cương hoàn hảo vậy). Thử xem có những thấy cặn lắng xuống không, một mẩu nhỏ của nút bần hoặc bất kỳ một vật nhỏ nào nổi lên không? Một chai rượu đỏ lâu đời sẽ trông đục hơn là những chai rượu mới.
Ngửi: Giác quan ngửi là một cách đánh giá khá đúng đắn khi phân tích một ly rượu. Hãy thưởng thức sự ấn tượng của mùi thơm của rượu, lắc nhẹ ly (việc này sẽ làm gia tăng hương vị tự nhiên của rượu) và nhanh chóng hít một hơi để cảm nhận được ấn tượng đầu tiên về mùi thơm của rượu.
Tiếp tục ngửi: Bâu giờ hãy để mũi của bạn xuống gần hơn ly rượu và hít một hơn dài. Ấn tượng tiếp theo của bạn là gì? Bạn có ngửi thấy mùi của gỗ sồi, quả mọng, mùi hương hoa, mùi vani hoặc mùi của quả cam quýt. Mùi hương của rượu là một yếu tố tuyệt vời để cho thấy chất lượng và sự đặc biệt của nó. Lắc nhẹ ly rượu và để mùi thơm của rượu hòa trộn với nhau và ngửi lại một lần nữa. 
Nếm: Cuối cùng, bạn hãy thử nếm rượu. Bắt đầu bằng một ngụm nhỏ và để chúng từ từ ngấm vào đầu lưỡi. Đây là 3 giai đoạn nếm rượu:
Nếm: Sau khi kết hợp lại tất cả những ấn tượng ban đầu của bạn về loại rượu đó, hãy hút một luồng khí qua môi và để rượu hòa trộn với không khí (gọi là tạo một cơn lốc xoáy). Việc này cho phép bạn nếm được vị ngon một cách đầy đủ hơn (thậm chí lúc đó bạn sẽ phát ra âm thanh hoặc trông có vẻ khá buồn cười). Bạn cảm nhận được vị gì? Rượu ngon phải là một sự tổng hợp hài hòa của nhiều vị khác nhau. Rượu đỏ thường có vị của quả mọng, mùi gỗ và vị nồng của men rượu. Các loại rượu màu trắng thường có mùi táo, cây cỏ hoặc mùi cam quýt hòa trộn với nó.
Mùi vị ban đầu: Đây chính là ấn tượng đầu tiên của bạn về các thành phần và mùi vị của rượu.
Mùi vì sau cùng: Mùi vị sau cùng là thời gian mùi vị lưu lại sau khi bạn đã nuốt ngụm rượu. Mùi vị của nó có lưu lại trong một khoảng thời gian. Bạn có cảm giác nhạt nhạt (như là nước) hay cảm thấy ngon, có nhiều chất cốt (như độ đặc của sữa).
Sau khi bạn đã mất một thời gian để nếm thử rượu, bạn có thể ghi nhận lại một vài ấn tượng của bạn. Nhìn chung, bạn có thích loại rượu này? Liệu mùi vị của nó có ngon hơn khi dùng với phô mai, bánh mì hoặc một bữa ăn chính khó tiêu nào đó? Liệu bạn có mua nó một lần nữa không? Nếu có, hãy để ý một chút đến tên của rượu, nhà sản xuất và thời gian sản xuất để có thể mua được loại rượu đó trong tương lai khi cần.
http://bveget.com/rau-an-toan/rau-tuoi-moi-ngay/rau-den
http://bveget.com/rau-muong

Rượu ba kích - Món quà vùng cao Quảng Nam




Ai một lần tới thăm Tây Giang (Quảng Nam) mà không uống rượu ba kích thì xem như chưa tới huyện lỵ miền núi này. Nhưng thú vị hơn là còn được khám phá cách làm rượu, cách thưởng thức rượu của người dân nơi đây. 

Rượu ba kích, mới nghe tên thôi đã khiến con người ta tò mò muốn “nếm tận miệng, uống tận gốc”. Tò mò cũng đúng vì đây là loại rượu đặc trưng của vùng đất Tây Giang, lại có tên gọi khá kêu “ba kích”.

Rượu ba kích có từ bao giờ? Chỉ biết rằng từ xưa đồng bào Cơ Tu vẫn hay vào núi đào củ ba kích về ngâm rượu uống. Ba kích mọc nhiều ở vùng đồi núi phía tây tỉnh Quảng Nam. Bộ phận để dầm rượu là rễ ba kích, không mùi, vị ngọt nhưng hơi chát.

Theo kinh nghiệm của người dân, ba kích có rễ  to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt. Dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô sau đó cắt thành từng đoạn ngắn. 

Người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Nhưng hầu như gia đình nào cũng có một thẩu rượu ba kích trong nhà. Ba kích ngâm cùng rượu gạo hoặc nếp, chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc thù của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. Đặc biệt, loại củ này hầu như chỉ ngâm được một lần.

Rượu ba kích uống ít hay nhiều đều không đau đầu, ngủ sáng dậy trong người tươi tỉnh hẳn, vì vậy cả nam lẫn nữ đều có thể dùng được. Ban đầu dân làng cứ rót thẳng từ hũ ra uống. Về sau, vào mùa rét người dân bày ra hâm nóng trước khi uống, mùa hè khí trời nóng quá lại đổ cả hũ vào xô nước đá, rót ra uống lạnh ngắt mà thấy thật thú vị.

Tác dụng của rượu ngâm ba kích thì không phải bàn cãi, đã có tiếng từ xa xưa. Nên nếu theo giờ giấc, liều lượng nhất định thì rượu ba kích không những là đặc sản mà còn là vị thuốc bổ, giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, tráng dương - ba tác dụng trên chính là nguyên nhân người ta đặt tên cho loại rượu này.

Đêm vùng cao chớm lạnh khi về khuya. Ánh lửa thiêng vẫn còn bập bùng, tiếng cồng chiêng vẫn còn rộn rã, vậy mà đã đến lúc kẻ đi người ở lại. Mọi người cùng trao nhau ly rượu ba kích như lời chúc sức khỏe  thay cho lời chia tay.

Rời xa vùng Tây Giang, có lẽ trong mỗi chúng ta không chỉ nhớ đến những ngôi nhà sàn nho nhỏ, đến cồng chiêng hay đôi má đỏ hồng e lệ của thiếu nữ tuổi đôi mươi… mà còn nhớ hoài hương vị ba kích đặc trưng của núi rừng.

Hà Nội "ẩm thực kí" qua lăng kính người nước ngoài


Tiếp tục hành trình khám phá Hà Nội qua các món ăn của chị Celia - một du khách kiêm blogger ẩm thực đến từ New York.
Trong bài viết kỳ trước, chúng ta đã "làm một tour" vòng quanh những món ăn hiện đại pha trộn truyền thống ở Sài Gòn. Và tuần này, mời các bạn ngược về phía Bắc, cùng khám phá Hà Nội với chị Celia nhé!
Sau khi đã ở Việt Nam được một tuần, tôi vẫn không làm cách nào để phát âm chính xác chữ “phở”. Nhưng điều đó vẫn không thể ngăn cản tôi ăn phở suốt ngày.

Để bắt đầu chuyến du lịch của ngày mới, tôi quyết định “nạp năng lượng” với một tô phở bò thơm ngon nóng hổi. Vì lúc đến quán phở đã khoảng gần trưa nên tô phở trở thành bữa trưa của chúng tôi luôn. Sau một thời gian ngắn ở Hà Nội, tôi phát hiện ra rằng ăn phở là một thói quen dễ nhận thấy của người dân Hà thành. Họ ngồi trên những chiếc ghế nhựa ở các hàng quán nơi góc phố, ăn phở vào buổi sáng, buổi trưa, thậm chí đến tận buổi đêm.


Ở Hà Nội, phở là thức quà sáng được yêu thích nhất.


Có rất nhiều loại hình hoạt động diễn ra ở ngoài đường phố, chẳng hạn như bán phở, bán thịt, hay cắt tóc dạo ở vỉa hè.

Sau ngày đầu kiệt sức vì đi lại trên đường phố, luôn phải để ý tránh những chiếc xe máy qua lại ngược xuôi, Shanti - người bạn đồng hành và tôi đến một nhà hàng có phong cách Việt Nam và các món ăn dân tộc, được chế biến theo kiểu hiện đại. Khách hàng chủ yếu ở đây là người nước ngoài. Trong các website hay các sách chỉ dẫn du lịch, nơi này được nhắc đến rất nhiều với các món “lạ”, chẳng hạn như dế chiên hay thịt đà điểu.
 

Món dế xào lá chanh và dạ dày lợn.

Sau khi chụp xong tấm ảnh này, tôi liền thưởng thức ngay vị ngon của những chú dế giòn tan được chiên ngập trong mỡ. Tuy nhiên, tôi đã không thể ăn hết cả đĩa vì nó ngấm nhiều mỡ, tạo cảm giác hơi ngấy.

Chú dế giòn rụm nhưng vì ngấm quá nhiều mỡ nên nhanh ngấy.

Việc gọi một món ăn lạ như vậy quả thực rất mạo hiểm. Vậy nên sau đó, tôi đã chuyển sang món ăn mang khẩu vị nhẹ nhàng hơn, đó là món gà xốt me chua ngọt.


Gà sốt me chua ngọt cực kỳ dễ ăn.

Còn Shanti lại “chơi sang” hơn một chút với món lẩu ốc.

Tới buổi sáng hôm sau, chúng tôi dậy muộn và làm một chuyến vòng quanh khu phố cổ. Chuyến đi của chúng tôi bắt đầu từ hồ Hoàn Kiếm - trung tâm thành phố, với ngôi đền nằm trên một đảo nhỏ giữa hồ.

Đến bữa trưa, chúng tôi dừng chân ở một quán bún.


Và đây là bún bò Nam Bộ.
Ở nhà hàng mà chúng tôi ăn bún, tôi quan sát thấy rất nhiều người dân địa phương gọi món gì đó được gói trong lá chuối. Cảm thấy rất tò mò nên tôi đã thử gọi một cặp.


Món ăn đó chính là “nem chua”, vốn là thịt lợn được chế biến và hấp trong lá chuối. Nó có vị ngon thật tuyệt vời khi được chấm cùng tương ớt. (các bạn có phát hiện ra sự nhầm lẫn của tác giả không?)

Chúng tôi tiếp tục đi dạo quanh phố cổ sau bữa ăn trưa, trầm trồ trước những ngôi đền nhỏ và các ngôi nhà cũ kỹ mang ảnh hưởng của kiến trúc Pháp.


Đến tối, chúng tôi quyết định đến một nhà hàng Pháp – Á khá nổi tiếng đối với người nước ngoài tới du lịch tại Hà Nội. 


Đây là Shanti và quyển thực đơn "quá khổ". Chúng tôi đã quyết định chụp một tấm ảnh cô ấy thật ngộ nghĩnh.




Ánh sáng của nhà hàng khiến người ta có cảm giác lãng mạn. Các bạn có thể nhìn thấy món thịt xông khói Parma cuộn trong cà tím của tôi ở trên, chưa kể là món cua xốt remoulade của Shanti ở dưới đây, được chụp trong thứ ánh sáng mờ ảo đó.


Và đây là ba đĩa kem brulee mà tôi đã ăn. Nó rất ngon với hương vị hài hòa.
Ngày hôm sau, chúng tôi đi thăm Hồ Tây và phía Bắc thành phố. Đến nơi này, tôi đã phát hiện ra thêm một hoạt động của người dân, đó chính là: câu cá.


 

Dĩ nhiên là cả việc nướng những con cá vừa bắt được nữa.
Ở khu Vườn Bách thảo phía Nam của hồ, chúng tôi thấy rất nhiều các cô dâu đang chụp ảnh cưới. Họ thay đồ dưới những tán ô cạnh những hàng nước, từ quần áo thường ngày thành váy cưới, từ váy cưới thành váy truyền thống màu đỏ.


Trông họ đều rất xinh đẹp và rạng rỡ.
Điểm đến tiếp theo của chúng tôi có bầu không khí trầm lặng hơn, đó là Bảo tàng và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ở đây cho phép khách tham quan vào viếng con người vĩ đại này từ 8h - 11h. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định hòa vào dòng người đang trang nghiêm đi vào trong lăng.
Ngoài ra, còn một món “đặc sản” khác rất ngon miệng mà tôi đã thử qua: đó là xôi xéo.


Đây là loại xôi ăn cùng với đậu xanh, mỡ nước và hành khô.


Còn đây là một món ăn khác làm từ bột gạo tên là “bánh cuốn”. Nó giống như bánh crepe, nhưng là bột gạo được hấp trong nồi chưng cách thủy, cuốn nhân thịt lợn, mộc nhĩ và tôm.


Tiếp theo là món gỏi cuốn với thịt lợn muối, bì lợn, thêm bún và tôm. 


Sau đó, chúng tôi trở lại với hương vị thịt bò sau bữa phở hôm trước bằng món bò xào tái với muối và ớt, đi kèm là nước chấm chanh ớt cực kỳ hấp dẫn. Tất cả các gia vị kết hợp hài hòa với nhau, tạo nên vị mặn, chua và hơi cay nóng đặc trưng cho món ăn.


Món bánh gạo chấm mật, được gọi là “bánh gio”. Món bánh này cho tôi chút ấn tượng giống với bánh Mochicủa Nhật.


Sau đó là món tráng miệng súp sữa dừa với lạc và đậu xanh. Món này thực sự khiến tôi thấy thích thú bởi vị ngọt nhẹ, hơi dinh dính của sữa dừa.
 
Đêm cuối cùng, chúng tôi đã có một bữa ăn ở nhà hàng nổi tiếng: Chả Cá Lã Vọng. 



Đây là toàn bộ nồi chả cá. Họ "xào sơ qua" miếng chả với nghệ, phục vụ thêm các loại rau như hành tươi để thực khách tự cho thêm vào theo ý thích.


Bạn nên thưởng thức tất cả cùng với nhau: Chả cá, rau sống, giấm tỏi ớt, lạc rang và bún. Thưởng thức xong món ăn, tôi nghĩ, nhất định sẽ thử chế biến nó ở nhà.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Cây dừa độc nhất vô nhị ở Việt Nam


Dừa Việt NamCây dừa một thân mà có tới ba nhánh, mỗi năm "sản xuất" hàng trăm trái. Đặc biệt hơn là vị của trái dừa ở mỗi nhánh lại khác nhau... Đây được xem là cây dừa ba nhánh được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam.

Cây dừa độc nhất vô nhị này do anh Thương Quang Minh, trú tại tổ 2, ấp Phú Hoà, phường Phú Đức, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước trồng cách đây 13 năm. Cây dừa có chiều cao khoảng 10m, đường kính thân chừng 25cm; 3 nhánh to đều nhau, đường kính khoảng 20 cm.

Cây dừa được trồng từ một trái dừa giống ngẫu nhiên trong vườn nhà anh Minh. Năm 2001, cây dừa cao chừng 3m thì đột nhiên chết không rõ lý do. Sau đó một năm, người nhà phát hiện 3 nhánh mầm nhú ra trên đỉnh và phát triển cho đến bây giờ.

Việc cây dừa này chết rồi sống lại với 3 nhánh chung một thân đã thu hút sự hiếu kỳ của người dân trong vùng. Hàng ngày có rất đông người đổ về nhà anh Minh chiêm ngưỡng cây dừa lạ.

"Cách nay 2 năm, một vị khách lạ đã trả giá 80 triệu đồng để mua cây dừa nhưng tôi không bán. Tôi nghĩ đây là cây dừa thiêng, từ ngày nó đâm ra ba nhánh mầm, gia đình tôi ăn nên làm ra nên không muốn bán" - anh Minh cho hay.

Được biết mỗi năm, một nhánh dừa có thể cho trên trăm trái và vị ngọt của trái dừa ở ba nhánh có độ khác nhau: ngọt đậm, ngọt vừa và hơi ngọt.

Theo dantri.com.vn

Xuất khẩu dừa đạt trên 66 triệu USD

Bveget - Nhà phân phối rượu dừa lớn nhất Miền Bắc

Theo UBND tỉnh Bến Tre, giá trị xuất khẩu các sản phẩm dừa trong năm 2008 ước đạt trên 66 triệu USD trong tổng số 170 triệu USD giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.

Hiện các doanh nghiệp trong tỉnh đang tập trung xuất khẩu khoảng 23 loại sản phẩm khác nhau từ cây dừa, trong đó nhiều nhất là cơm dừa nạo sấy (21 triệu USD) và chỉ xơ dừa (11 triệu USD). Bến Tre là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất nước với hơn 40.000ha, sản lượng trên 300 triệu trái dừa mỗi năm. Tỉnh cũng đang xúc tiến xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Mỹ.

Nhằm quảng bá hình ảnh các sản phẩm dừa, từ ngày 13 đến 19-1-2009, UBND tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức Lễ hội dừa Bến Tre lần 1 nhằm giới thiệu đặc sản dừa cũng như văn hóa và con người Bến Tre.

Nguon: kinhte24h

Tìm biện pháp nâng cao giá trị cây dừa


Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2010-2015 của Hiệp hội dừa Việt Nam, được tổ chức ngày 31/12, nhằm tìm các giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm từ cây dừa để nâng cao giá trị gia tăng của cây dừa, giúp xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng trồng dừa của Việt Nam trong giai đọan 2010-2015 và những năm sau đó.

Việt Nam là một trong 8 nước được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) chọn tham gia dự án "Chiến thắng đói nghèo trong cộng đồng trồng dừa".

Theo thống kê hiện cả nước có khoảng 200.000ha cây dừa tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung bộ.

Từ năm 2005 đến nay, diện tích cây dừa ở nhiều địa phương tăng lên khá nhiều do giá thu mua dừa tăng lên và nhiều sản phẩm được chế biến từ dừa đã mang lại giá trị kinh tế cao như dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than hoạt tính, các loại thảm lưới...

Riêng tỉnh Bến Tre có khoảng 50.000ha dừa với sản lượng trên 300 triệu trái dừa/năm và cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/ha/năm.

Năm 2008, Bến Tre đã xuất khẩu khoảng 23 loại sản phẩm khác nhau từ dừa và thu về khoảng 70 triệu USD.

Tương tự, tỉnh Trà Vinh cũng có diện tích dừa khoảng 15.000ha, trong đó có giống dừa sáp đặc ruột nổi tiếng được người tiêu dùng ưa thích và các sản phẩm xuất khẩu từ dừa cũng mang về cho Trà Vinh gần 30 triệu USD năm 2008.

Ở khu vực duyên hải miền Trung cũng có hai tỉnh Bình Định và Phú Yên cũng có diện tích dừa tập trung khoảng 20.000ha và cây dừa cũng đã được các địa phương trên chế biến thành nhiều sản phẩm xuất khẩu mang lại ngoại tệ và tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

Ngoài ra, theo kết quả qua 3 năm thực hiện dự án "Chiến thắng đói nghèo trong cộng đồng trồng dừa tại Việt Nam 2005-2008", thu nhập của các hộ dân trồng dừa ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh đã tăng từ 457 USD/hộ/năm (trước khi thực hiện dự án ) lên đến 1.238 USD/hộ/năm (sau khi thực hiện dự án).

Điển hình như cộng đồng trồng dừa xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre đã mở rộng diện tích trồng xen các loại cây khác trong vườn dừa cho thu nhập cao.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội dừa Việt Nam, phần lớn thu nhập của các hộ nông dân trồng dừa của còn thấp do sản phẩm còn đơn điệu, có giá trị gia tăng thấp, thiếu đầu tư phát triển, ít sản phẩm mới, thiếu đầu tư phát triển thị trường trong nước và ngoài nước, thiếu hụt nguyên liệu dừa cho chế biến công nghiệp...

Do vậy, để cải thiện ngành trồng dừa và nâng cao thu nhập cho cộng đồng trồng dừa Việt Nam trong những năm tới, các địa phương có trồng dừa và các bộ, ngành chuyên môn cùng Hiệp hội dừa Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể như tăng diện tích trồng dừa, thâm canh, tăng năng suất, hạ gía thành sản phẩm đảm bảo đủ nguyên liệu cho chế biến công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nuớc và xuất khẩu.

Các hộ trồng dừa hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển các làng nghề trồng và chế biến các sản phẩm từ dừa, tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng gia tăng giá trị từ trái dừa, tăng cuờng xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ dừa trong và ngoài nước./.

Vietnam+

Đưa trái dừa Việt Nam ra thị trường thế giới


Dua Viet NamDừa là một sản vật đặc trưng của vùng đất Nam Trung bộ và Nam bộ. Năm 2008, dừa Việt Nam còn được chọn làm 1 trong 8 biểu tượng cho chương trình "xóa đói giảm nghèo" của Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD). Diện tích dừa tại Việt Nam ước tính đạt khoảng 200.000 ha, ngoài vùng Nam bộ thì dừa cũng được trồng nhiều tại khu vực Nam Trung bộ.

Trong khoảng 3 năm gần đây, diện tích dừa ở các địa phương liên tục tăng do các giá trị kinh tế, xuất khẩu mà cây dừa đem lại. Đời sống người nông dân trồng dừa cũng liên tục được cải thiện, đạt mức thu nhập bình quân từ 50 – 100 triệu đồng/ha/năm. Trong năm 2008, tỉnh Bến Tre thu được gần 70 triệu USD từ việc xuất khẩu khoảng 23 loại sản phẩm khác nhau từ cây dừa. Áp dụng mô hình của Bến Tre, hiện nay tỉnh Trà Vinh cũng đã tăng diện tích trồng dừa lên 15.000 ha. Đặc biệt tỉnh này có giống dừa Sáp (đặc ruột) nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Tỉnh Bình Định và Phú Yên cũng dành diện 20.000 ha cho trồng dừa, tạo ra nhiều việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân sở tại.
Trước xu thế, trái dừa và các sản phẩm từ dừa (đồ thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo, cơm dừa...) ngày càng đóng góp quan trọng hơn cho nền kinh tế quốc dân và gia tăng thêm các chuỗi giá trị xuất khẩu, ngày 12-11-2009, Bộ Nội Vụ có quyết định thành lập Hiệp hội Dừa Việt Nam đầu tiên tại Việt Nam, đặt dưới sự quản lý của Bộ Công thương, nhằm tăng cường hợp tác với các tổ chức khoa học nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chất lượng cây trồng và kêu gọi đầu tư trong nước và ngoài nước vào sản phẩm dừa.
Tiến sĩ Võ Văn Long, Ban vận động thành lập Hiệp hội dừa Việt Nam đánh giá: "Cây dừa Việt Nam nếu được đầu tư đẩy mạnh khâu chế biến, đa dạng hóa sản phẩm thì giá trị kinh tế của cây dừa còn cao hơn nữa. Vấn đề quan trọng là thiết lập được một tổ chức ngành nghề cho người trồng dừa, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ dừa nhằm loại bỏ tình trạng thả nổi thị trường cho sản phẩm này".
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), cây dừa Việt Nam ngoài các giá trị tiềm năng về kinh tế còn có tác động tích cực tới biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những ghi nhận tại Viện nghiên cứu cây công nghiệp Ấn Độ (CPCRI) cho biết, cây dừa là lời giải đáp cho nguy cơ biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam, đồng thời là cây của mục tiêu thiên niên kỷ tới.
Cùng với việc thành lập Hiệp hội Dừa Việt Nam, Bộ Công thương và các cơ quan chức năng sẽ bàn giải pháp phát triển ngành công nghiệp dừa Việt Nam theo hướng đẩy mạnh các sản phẩm dừa sang các thị trường EU, Đông Bắc Á và Trung Đông trong năm 2010.

daidoanket - thuongmaivn

Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa


Trong khuôn khổ Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012, ngày 6/4/2012, tại Khách sạn Hàm Luông, thành phố Bến Tre, Sở Khoa học – Công nghệ đã tổ chức hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa”. Đến dự hội thào có ông Nghiêm Vũ Khải – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Võ Thành Hạo – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Dừa lần III, và gần 300 đại biểu trong và ngoài nước.
Tại hội thảo buổi sáng, đại biểu được nghe các ngành có liên quan phân tích chuỗi giá trị cây dừa; nêu thực trạng và định hướng phát triển cây dừa Bến Tre theo hướng bền vững; trình bày sự phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm dừa của Bến Tre.
Buổi chiều cùng ngày, hội thảo có ba chuyên đề: Trồng dừa và chăm sóc vườn dừa đạt hiệu quả cao; thiết bị công nghệ chế biến và môi trường; sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến từ cây dừa.

Gần 300 đại biểu trong và ngoài nước đến dự hội thảo (ảnh: TH)
Ba chuyên đề hội thào tập trung vào các nội dung: Giống dừa và hướng giải quyết cho sản xuất; biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất vườn dừa; tình hình gây hại của bọ cánh cứng và biện pháp quản lý. Mô hình sử dụng nước thải hầm biogas tưới cho vườn dừa đạt hiệu quả cao; hiệu quả trồng xen cacao trong vườn dừa; thực trạng công nghệ thiết bị chế biến dừa hiện nay và định hướng đến năm 2020; một số giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ trong ngành chế biến dừa; giới thiệu thiết bị ngành chế biến dừa; chương trình giải quyết môi trường trọng điểm trong ngành dừa; sản xuất sạch hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành chế biến dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre; nhận diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong ngành chế biến thạch dừa và kẹo dừa tỉnh Bến Tre; hiệu quả trồng xen cacao trong vườn dừa; đa dạng sử dụng sản phẩm từ dừa và khả năng phát triển tương ứng; sản phẩm chế biến dừa có tiềm năng phát triển đến năm 2020; thực trạng và định hướng công tác xúc tiến thương mại ngành dừa; nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm từ dừa – dưới một góc nhìn; liên kết sản xuất, tiêu thụ trong ngành dừa tại Bến Tre.
Ông Nghiêm Vũ Khải – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, hội thảo nâng cao chuỗi giá trị cây dừa, diễn ra đúng thời điểm vì dừa đang cần lên giá. Hội thảo nói riêng, Festival Dừa lần III nói chung góp phần nêu cao giá trị cây dừa. Từ đó cây dừa Bến Tre được giới thiệu rộng rãi đến các nước trên thế giới. Giá trị cây dừa Bến Tre được giới thiệu tầm quốc tế qua hai giá trị: sử dụng và mỹ thuật. Hai giá trị này được thể hiện qua các sản phẩm như cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, nước dừa đóng hộp, dầu dừa… và hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa.
“Qua Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012, tôi tin rằng hơn 50.000ha dừa của Bến Tre với sản lượng khoảng 400 triệu trái/năm sẽ được phát huy hiệu quả. Nhất là việc xuất khẩu sản phẩm từ dừa của tỉnh đến hơn 50 quốc gia” – ông Khải nói.
Kết thúc hội thảo, ông Trần Anh Tuấn kiến nghị Chính phủ “công nhận cây dừa là cây công nghiệp lâu năm quốc gia để có chiến lược quốc gia và chính sách toàn diện. Cho chủ trương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cây dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
http://bveget.com/cai-bap
http://bveget.com/rau-muong
Thanh Hiền-bentre.gov.vn

Cây dừa nguồn cảm hứng sáng tác văn học nghệ thuật


Từ bao đời nay, cây dừa đã gắn bó thân thương với mảnh đất và con người Bến Tre. Dừa chẳng những cống hiến toàn bộ sản phẩm từ trái, đến thân, lá cho đời sống vật chất mà nó còn đóng góp không nhỏ trong đời sống tinh thần. Bóng dừa điểm tô cho quê hương ta thêm đẹp, tạo nên nét riêng cho phong cảnh Bến Tre. Chẳng những thế, dừa còn là nguồn cảm hứng vô tận, mạnh mẽ cho các sáng tác văn học nghệ thuật ở tỉnh nhà từ xưa đến nay và mai sau.
* Trong ca dao dân ca Bến Tre ông cha ta đã dùng cây dừa làm chất liệu khá phong phú:
- Thấy dừa thì nhớ Bến Tre.
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.
- Trả ơn ai có cây dừa
Cho tôi nghỉ mát đợi chờ người thương.
- Mài dừa đạp bã cho nhanh
Nấu dầu mà chải tóc anh tóc nàng
Mài dừa dưới ánh trăng vàng
Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh
- Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ em đổi dạ tham giàu bỏ anh
- Kìa vườn dừa cây cao cây thấp
Gió quặt quà cành lá xác xơ
Thương anh em vẫn đợi chờ
* Trong câu đố, cây dừa cũng là một đề tài hấp dẫn:
- Một mẹ nuôi chín mười con
Không ăn, không uống no tròn vo vo
(là cái gì?)
- Nước sông không đến
Nước bến không vào
Vậy mà có nước
(là trái gì?)
Trong những tác phẩm văn thơ cận đại và hiện đại cũng rợp mát bóng dừa. Không sao kể hết những truyện ngắn, ký, thơ mà qua đó vẻ đẹp cây dừa được khắc họa cũng như sự xác xơ, thương tích mà cây dừa phải chịu trong bom đạn, chất độc hóa học của chiến tranh. Đậm nét hơn cả là hình ảnh cây dừa qua đau thương vẫn vươn lên cùng người chiến đấu giải phóng quê hương và xây dựng cuộc sống mới. Tiêu biểu cho những áng văn thơ in đậm bóng dừa ấy, là bài thơ "Dừa ơi" của nhà thơ quá cố Lê Anh Xuân:
... "Nội nói: "Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân.
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm".
... "Tôi nghe gió ngàn đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.
... Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương biết mấy căm hờn.
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng".
* Xào xạc lá dừa cũng là âm điệu của bao bài dân ca Bến Tre và bao bài hát về mảnh đất và con người quê hương Đồng Khởi. Nguyễn Văn Tý với bài "Dáng đứng Bến Tre" nổi tiếng cả nước và sống mãi cùng thời gian đã mở đầu "Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió", "Dừa ơi ta nhớ lắm nghe"...
Và dáng đứng cây dừa giương lược chải mây, màu xanh mượt mà trữ tình của những tàu lá cũng chính là hình mẫu cho những bức tranh, bức ảnh về quê hương ta.
Mong sao cho cây dừa bám rễ vững chắc trong nền kinh tế tỉnh nhà và mong sao cho hình ảnh cây dừa đi vào các loại hình văn học nghệ thuật sinh động, độc đáo, đậm nét hơn.
Hà Thanh Niên-duabentre.gov.vn

Chuyện kể về cây dừa trong chiến tranh


Xứ ba dãy cù lao Bến Tre được bốn con sông lớn bao quanh, những con sông đã mang nặng phù sa bồi đắp, giúp cho cây trồng trên vùng đất Bến Tre luôn tốt tươi và cho trái quanh năm. Trong đó, cây dừa là cây đã thích nghi, phát triển nhiều nhất thành như là “rừng dừa” trên vùng đất này.
Cây dừa đã đến đây cư ngụ từ khi nào cũng chẳng ai nhớ rõ, chỉ biết cây dừa đã gắn bó thủy chung, sinh trưởng, phát triển của nó từ thưở dân ta đi khai hoang lập ấp. Chính vì vậy mà mọi người biết Bến Tre như là "quê dừa, xứ dừa, miệt dừa". Và Bến Tre đã trở thành xứ sở của dừa Việt Nam. Dừa đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng ở xứ này, trở thành biểu tượng của Bến Tre. 
Kể về cây dừa trong chiến tranh, nội và bác hai tôi kể lại rất nhiều. Khi lớn lên, tôi được biết thời kháng chiến nhà nội tôi nằm trong vùng giải phóng, còn gia đình nhỏ của cha mẹ tôi thì tạm lánh ra đô thị và anh em tôi được sinh ra ở nơi ấy. Tôi nhớ sau giải phóng vài năm, gia đình tôi mới về sum họp với nhà của nội, lúc đó tôi đã hơn 10 tuổi, tôi thấy đất vườn nhà nội vẫn còn vết tích những thân cây dừa làm hầm tránh bom đạn hay những hố đất mà nội tôi nói đó là hầm chông. Mỗi tối trong căn nhà lá của nội, dưới ánh đèn dầu nội và bác hai tôi thường hay kể lại chuyện ngày xưa, trong đó có những chuyện nói về cây dừa của quê hương trong chiến tranh. Bác hai tôi là người tham gia cách mạng, phải công nhận bác tôi có chất giọng kể chuyện nghe rất bùi tai. Bác kể rất hùng hồn, tôi ngồi nghe chăm chú, say sưa và thuộc lòng luôn.
Nội nói, cũng vì sự cư ngụ thủy chung, dẻo dai, bền bỉ của nó trên quê hương mình, với hoàn cảnh thiên nhiên đặc biệt của xứ Bến Tre là "rừng dừa" cùng hệ thống sông rạch chằng chịt, mà mấy chú bộ đội đã sáng tạo ra những lối đánh giặc rất có hiệu quả. Bác hai tôi nói, nếu như trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu có câu thơ "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù" thì người dân vùng giải phóng Bến Tre có câu "Dừa che bộ đội, dừa vây quân thù". Các chú bộ đội giải phóng hành quân trong rừng dừa bạt ngàn ở xứ ba dãy cù lao này, đi đến đâu cũng được dừa che chở, trên lưng mỗi chú bộ đội là một chót lá dừa làm ngụy trang.
Hay thân của dừa bắt cầu qua mương, rạch, giúp ích người dân vùng nông thôn Bến Tre đi lại dễ dàng; giúp bộ đội hành quân, chuyển thương, tải đạn rất thuận lợi. Cây cầu dừa còn là cạm bẫy đối với giặc. Nội kể khi nắm được thông tin địch sắp đi càn, mấy ông du kích dùng cưa cắt hở giữa cầu, rồi ngụy trang sao cho 1 - 2  tên địch đi ngang qua cầu gãy đôi, giặc rơi xuống hầm chông hoặc xuống mương, rạch. Thân dừa còn dùng làm công sự chiến đấu, làm nóc hầm tránh bom pháo và nhà nào trong vùng giải phóng cũng có.
Bác hai tôi còn kể bất cứ cây dừa lão nào ở quê tôi vào thời đó trên ngọn dừa cũng đều có thể trở thành đài quan sát mà quân địch không thể ngờ tới. Mấy ông cách mạng Bến Tre thắng nhiều trận vang dội cũng nhờ leo tít lên ngọn dừa lão cao để quan sát nắm hướng địch càn quét, từ đó bố trí trận địa chặn đánh địch. Hay du kích địa phương Mỏ Cày còn sáng kiến lấy bốn thân cây dừa dựng lên thành cái khung hình tháp, cao ngang tầm với tháp canh đồn giặc. Rồi dùng lá dừa nước chằm lại thành nhiều cái bịch đựng đất, chất đầy xung quanh khung lên tới đỉnh và gọi đó là pháo đài. Trên chót pháo đài cũng có khoét một lỗ (gọi là lỗ châu mai), rồi các chú du kích thay phiên nhau trực theo dõi động tĩnh của giặc, để ngày đêm canh bắn tỉa chúng, khiến địch mất ăn, mất ngủ bỏ đồn mà chạy.
Nội nói mấy ông du kích, mấy ông làm biệt động của cách mạng tài tình lắm, mấy ổng chọn những vườn dừa rậm rạp, cao từ 10 - 15m trở lên, rồi dùng dây chuối làm nài, nếu nơi đó không có dây chuối thì mấy ổng dùng cái khăn rằn đang quấn cổ để làm nài trèo lên ngọn dừa, rồi dùng cái võng nằm màu xanh như lá cây căng qua hai tàu lá của hai cây dừa gần nhau, để vừa che nắng, vừa ngụy trang không lo máy bay địch phát hiện. Hay lúc ngủ trên ngọn dừa có người cẩn thận dùng khăn rằn làm dây an toàn, rồi quấn qua người với một bẹ dừa, cứ thế yên tâm ngồi ngủ. Có lúc mấy ông cách mạng ở hai, ba ngày trên ngọn dừa mà không cần tiếp tế lương thực, chỉ cần một con dao găm, họ dùng những trái dừa sẵn có trên ngọn mà ăn, uống, để chờ thời cơ mà đánh địch. Có những năm địch tung quân càn quét sâu vào vùng giải phóng giành dân, lấn đất, mấy ông cách mạng ta sáng kiến treo cờ Mặt trận Giải phóng trên ngọn dừa, để phân giới tuyến vùng giải phóng, nhất là những vùng kế cận đồn bót địch đang đóng. Những lúc như thế địch cho máy bay trực thăng đi gỡ cờ, phá cờ của ta. Mấy ông du kích cách mạng cũng đâu vừa, nghĩ ra cách gắn lựu đạn hay mìn tự tạo dưới lá cờ, máy bay giặc đi gỡ cờ vướng mìn, rớt cả máy bay. Từ đó, chúng ngán mấy ông quân giải phóng của ta mà không dám lộng hành như trước nữa và chiến thuật "giành dân, lấn đất" của địch bị thất bại.
Tôi nhớ có lần bác hai kể: Vào năm 1972, cuối mùa mưa nước sông thường hay chảy xiết, du kích và nhân dân Giồng Trôm đã dùng 370 cây dừa lão kết bè, chờ nước ròng vừa chảy mạnh, cho cắt dây bè trôi nhanh theo dòng nước chảy, đâm thẳng vào trụ cầu và đánh sập toàn bộ cây cầu Bình Chánh xuống dòng sông để cắt đứt đường tiếp tế của quân địch. Và cầu Hòa Lộc của Mỏ Cày cũng bị quân giải phóng đánh sập bằng cách này. Với địa hình sông nước, rừng dừa, cũng như hiểu được quy luật tự nhiên lên xuống của thủy triều, cùng với sự thông minh, mưu trí của quân và dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều cách đánh làm giặc kinh hồn khiếp vía. Bác hai còn kể khi địch dùng tàu bọc sắt chở quân, tàu chiến luồn sâu vào các cửa sông để càn quét, bắn phá vùng giải phóng Bến Tre, du kích của ta đã dùng thân cây dừa vạt nhọn, rồi cắm sâu xuống vùng cửa sông, chỉ có ghe xuồng nhỏ của dân ta mới có thể len lỏi qua được, còn tàu của giặc thì vô phương lọt qua.
Có nhiều lần nội tôi tham gia vào các hoạt động của mấy ông cách mạng, Nội nói vui lắm, hay lắm. Nội kể trong vùng giải phóng lúc đầu viết khẩu hiệu tuyên truyền chống giặc bằng giấy rồi dùng hồ dán lên thân cây dừa, nhưng rồi mỗi lần giặc càn quét hay nửa đêm bọn Việt gian phản động lén xé bỏ các khẩu hiệu của ta trên thân cây dừa rất dễ dàng, hay vào mùa mưa giấy bị trôi đi hết. Để khắc phục tình trạng trên, mấy ông cách mạng lại nghĩ ra cách mới là bào nhẵn trên thân cây dừa một khoảng hình chữ nhật rồi dùng sơn vẽ khẩu hiệu lên, có nơi vẽ cả cờ Mặt trận xanh đỏ sao vàng, giặc đành bó tay vì không thể nào đốn bỏ hết được cả rừng dừa của ba dãy cù lao. Bác hai tôi nói địch còn ngán sợ hơn nữa là xung quanh gốc dừa có vẽ khẩu hiệu sợ mấy ông cách mạng gài bẫy hầm chông hay gài mìn, gài lựu đạn.
Nói về tác dụng của cây dừa quê hương, cả nội và bác hai đều nói: Trong những năm kháng chiến ở nông thôn làng quê Bến Tre người dân dùng cây tre, mù u và thân dừa để làm mõ. Thân dừa già cắt thành đoạn, mỗi đoạn khoảng 6 - 8 tấc, có đoạn dài cả thước, rồi đục miệng, móc ruột làm thành mõ, mõ dừa đánh rất kêu và kêu rất vang. Mỗi lần vào đợt vây đồn hay chuẩn bị một chiến dịch, người dân Bến Tre đã dùng mõ dừa, mõ tre, mõ mù u, cả chiêng, trống hay các loại khác có phát ra âm thanh, tất cả cùng gõ lên để uy hiếp tinh thần của giặc. Còn nói về cây đuốc thì được làm bằng lá dừa khô. Ở vùng quê Bến Tre thời đó dùng đuốc quơ đi trong đêm tối, ánh sáng của đuốc sẽ tránh được chướng ngại vật, và hình như gia đình nào cũng bó sẵn vài ba cây đuốc dừa để trong nhà, khi cần thiết có sử dụng ngay, hay còn để giúp đỡ cho những ai lỡ đường ghé xin. Có thể nói đuốc lá dừa ngày ấy của người dân Bến Tre đã thể hiện văn hóa tình làng nghĩa xóm đã có từ bao đời nay. Cũng chính những tiếng mõ, cùng với ánh sáng của những ngọn đuốc lá dừa của người dân Bến Tre đã góp phần làm nên cuộc Đồng Khởi vang dội vào ngày 17/1/1960. Và đã để lại dấu ấn không thể nào quên trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta nói chung và người dân xứ dừa Bến Tre nói riêng.
Nội với bác hai còn kể trong kháng chiến do thuốc men thiếu thốn, mấy ông quân y cách mạng đã dùng nước dừa nạo để thay nước biển truyền dịch cho người của ta bị thương mất máu, mất nước kiệt sức. Nội nói mấy ổng chọn nước dừa dùng làm nước truyền dịch phải được chọn lọc rất kỹ, dừa trồng xa nhà, không gần chuồng trại chăn nuôi. Đặc biệt, khi trèo lên ngọn bẻ dừa phải dùng răng cắn từng trái đem xuống hoặc thòng dây thả từ từ xuống từng quả một, không được làm rơi hoặc làm động sốc nước trong trái dừa, nước dừa bị sốc sẽ lên cặn, nghẹt kim không truyền dịch được. Hay mấy ổng còn dùng nước dừa trộn vào thuốc kháng sinh để tiêm rất tốt. Hoặc là lấy mật ong ruồi làm tổ trong vườn dừa để sát trùng, rửa vết thương cũng tốt.
Và còn rất nhiều, rất nhiều chuyện kể về cây dừa quê tôi đã đóng góp trong chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, cho quê hương rất hay.
Tôi, người con của xứ dừa Bến Tre, góp nhặt một vài chuyện kể của những người thân, những người trong cuộc trực tiếp tham gia kháng chiến nói về kỳ tích của cây dừa Bến Tre. Còn trong xây dựng quê hương, cây dừa Bến Tre cũng đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của quê hương. Cây dừa quê tôi đã thật sự gắn bó mật thiết và mang nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Hy vọng mọi người hãy cùng hiểu thêm về nó, cùng sẻ chia với những khó khăn, thăng trầm của nó trên đất Bến Tre. Tôi nghĩ rằng dừa quê tôi bây giờ không những chỉ là tài sản riêng của người dân xứ dừa Bến Tre, mà còn là một trong những giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc ta.
Bùi Chương