Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Mua rượu dừa Bến Tre ở đâu ?

Trên thị trường có rất nhiều loại rượu dừa và khách hàng thường đặt câu hỏi rượu dừa có chất lượng không có được đảm bảo không...
Cũng thật khó để phân biệt đâu là rượu dừa chất lượng, men ủ tự nhiên và uống không đau đầu. Giá cả có loại thì cao vút có loại thì rẻ đến không ngờ. Thực tế khách hàng có thể hình dung ra các công đoạn cũng như nguyên liệu đầu vào từ đó biết được giá trị thật từ mỗi quả rượu dừa. Hãy là người tiêu dùng thông minh để chọn lựa những sản phẩm tốt nhất cho mình và bạn bè.
Bveget rất hân hạnh được phục vụ quý khách rượu dừa Bến Tre chất lượng với giá cả hợp lý nhất với chúng tôi mỗi khách hàng là một người bạn tri kỷ và là người đồng hành cùng chúng tôi suốt chặng đường.
Nhà phân phối trực tuyến Bveget
ĐT : 0983 265 215
Email : bveget@gmail.com
ĐC : Số 12, ngõ 1. Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội
Web : www.ruouduavn.blógpot.com
http://bveget.com/index.php?route=product/category&path=59
http://bveget.com/index.php?route=product/category&path=61

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Rượu dừa tết

Với chất lượng tuyệt hảo. Rượu dừa Bến Tre Mạnh Việt đã trở một món quà đặc biệt của thiên nhiên. Không chỉ để thưởng thức mà rượu Dừa Bến Tre còn trở thành món quà biếu đầy ý nghĩa gắn kết tình tâm giao trong dịp lễ tết.

Nhằm phục vụ cho TẾT nguyên đán 2013, Chúng tôi đã cho ra đời  loại sản phẩm mới với tiêu chí chất lượng Tốt, Sang trọng, giá thành Thấp.

Các cá nhân, Doanh nghiệp, Các nhà phân phối trên toàn quốc muốn hợp tác với chúng tôi. Vui lòng liên hệ
Nhà cung cấp trực tuyến Bveget
ĐT : 0983 265 215
Email: bveget@gmail.com
ĐC: Số 12, ngõ 1. Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội
http://bveget.com/index.php?route=ac_cms/article&ac_path=1&b_id=2
http://bveget.com/index.php?route=ac_cms/article&ac_path=1&b_id=1

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Bầu rượu nắm nem


Buổi chiều tạnh mưa dắt xe ra phố. Nghe hơi thu đẫm đầy trong rớt bão. Người đàn ông khắc khổ oằn mình trên chiếc xe đạp chở lỉnh kỉnh đằng sau một món hàng rất lạ. Quả bầu nậm. Quán hàng di động ấy có trình bày trang trí hẳn hoi.

Hai chiếc cọc nhô lên buộc vào đấy lủng lẳng vài ba quả bầu nậm khô có hình dáng thương tật dị kỳ ong châm sâu đục. Bên dưới là những quả lành lặn méo tròn to nhỏ các cỡ các màu. Nhớ quá chén rượu men lá nồng nàn rót ra từ quả bầu nâu bóng trên nhà sàn của ca sĩ Y Moan. Vậy mà cũng sắp đến giỗ hết của anh ấy rồi.

Quả bầu dùng làm dụng cụ chứa nước có lẽ từ thời tiền sử. Nhiều đứa trẻ trong thành phố bây giờ không biết gọi nó là gì. Mọc ở đâu ra thì đến người lớn cũng chịu. Công dụng của nó trong thời đại đồ nhựa và thủy tinh bây giờ cũng hoàn toàn chấm dứt. Phải vào sâu những buôn làng Tây Nguyên hoặc sang bên nước bạn Lào may ra mới có thể nhìn thấy những chiếc gùi đựng bầu nậm lấy nước từ sông suối mang về.

Ở Hà Nội, nó đơn thuần chỉ còn là một vật trang trí. Những tay chơi cầu kỳ Hà Nội xưa cũng không còn thấy đựng rượu “cuốc lủi” nút lá chuối vào quả bầu nậm nữa. Rượu whisky lại càng không. Người ta tự hào khi rút trong túi ra những chai Ballantines, Macallan, Chivas hoặc tệ lắm thì cũng Johnny Walker Black. Cũng nhớ đến nhà văn Trương Nhuận thời cóc cách đạp xe về Bắc Ninh mang ra một bầu rượu hoa cúc mời mỗi người vài chén. Những tưởng anh ấy đã thần tiên thoát tục bầu rượu túi thơ nào ngờ, anh bỏ quả bầu nậm rẽ sang làm phó giám đốc nhà hát. Bỏ lại câu ca dao thiết tha hồn quan họ “Tay cầm bầu rượu nắm nem/ Mải vui quên hết lời em dặn dò”.

Bầu đã thôi không rượu. Nem nắm bây giờ thì sao?


Nem nắm là món ngon đặc biệt có ở hầu khắp đồng bằng Bắc Bộ. Tùy theo thói quen gia vị của từng nơi mà có cách chế biến riêng biệt. Những vật liệu để làm ra nó rất đơn giản chỉ gồm có thịt lợn nạc, mỡ phần, bì lợn và thính gạo rang. Nhưng cách làm muôn phần bí hiểm và trở thành nghề gia truyền. Chỉ truyền cho con dâu chứ không truyền cho con gái. Người ăn đại khái chỉ biết thịt lợn sống, mỡ phần thái hạt lựu trộn với bì lợn chín thái chỉ và thính gạo. Sau vài ba giờ là có thể ăn được.

Nem nắm quanh Hà Nội nổi tiếng ở vùng làng Đăm, Tây Tựu. Bí quyết rang được một mẻ thính già nâu thơm lừng mà vẫn có vị ngậy không phải đâu cũng làm được. Làng Đăm nổi tiếng lắm ruồi xưa nay nhưng may có món nem nắm gỡ lại. Nem để rời không gói trong những bát chiết yêu thót đáy rộng miệng. Làm xong mắc màn lên bảo quản. Nem nắm ở vùng Thanh Liệt có cách chế biến và ăn cũng lạ. Người ta dùng lá ổi thay vì lá sung cho vào trước khi gói bằng lá chuối. Khi ăn nướng cháy phần lá gói. Làng Đăm và Thanh Liệt không bán mà chỉ làm nem để ăn vào dịp cỗ bàn.

Nem nắm nổi tiếng nhất Hà Nội của gia tộc họ Bùi trên thị trấn Phùng, Đan Phượng. Họ làm nem bán tại chỗ và chuyển về Hà Nội bán ở rất nhiều hàng ăn uống. Có cô giáo hình như con dâu họ Bùi lấy chồng Hà Nội ở 63 Hàng Bún làm nem tại nhà là địa chỉ quen thuộc của dân sành ăn Hà Nội. Nem được trộn tỉ mỉ ngay trước mặt khách và không thể sốt ruột. Gói lá sung và đinh lăng kèm theo bao giờ cũng có túi tương ớt bống vàng ươm do chính tay cô ấy làm. Mấy năm nay dịch lợn tai xanh tràn về. Hàng ế. Chẳng biết cô giáo xoay xở thế nào với đồng lương dạy học. Hình như cô dạy môn học chẳng có đứa trẻ nào muốn học thêm.

Lại vừa đọc báo hôm qua thấy cảnh sát môi trường bắt được một xe chở bì lợn thối. Vậy là nem nắm bây giờ chỉ còn có mỗi thính gạo rang là đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Ăn hay không thì tùy...  

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Rượu dừa bến tre tại hà nội

Ai lần đầu thưởng thức Rượu Dừa sẽ có sự ngần ngại ngay từ đầu lưỡi vì rượu không hẳn là rượu, cay thâm thúy đó nhưng cũng ngọt ngào ngay đó, uống mãi cho hết bình cảm giác say mới ngà ngà giống như cảm giác của sự mê hoặc khó cưỡng. 


Rượu dừa ngoài vị của Rượu còn có vị ngọt mát với hương đặc trưng của dừa, vừa nồng nàn vừa thanh tao dịu nhẹ. Sản phẩm có thể dùng trong bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc, làm quà biếu,quà tặng trong dịp Lễ Tết, Sinh Nhật, Mừng Tân Gia, Tiếp Khách trong nước và quốc tế mang đậm nét Văn Hóa Việt.
Click here to enlarge
Rượu dừa bến tre
Rượu Dừa với mẫu mã ĐỘC ĐÁO đem đến cho người tiêu dùng sự TIỆN LỢI và SANG TRỌNG cùng với một CHẤT LƯỢNG TUYỆT HẢO đã được nghiên cứu qua một thời gian dài, nhằm đáp ứng tốt nhất cho NHU CẦU SỨC KHỎE người tiêu dùng!

Uống hết rượu trong trái dừa, đập trái dừa ra, nạo lấy phần cơm dừa. Phần này ăn thấy dòn, cứng, dầy mang hương vị của dừa. Cắn thử một miếng đúng gốc là rượu luôn. Cái món này làm mồi hết xảy luôn. Vừa ăn được vừa uống được, khả năng thấm rượu tăng lên gấp 2 lần. Nhất cử lưỡng tiện vì trong rượu có sẵn mồi luôn. 

Hay lấy phần cơm dừa đem kho với thịt hay cá là tuyệt ngon đúng với dân Nam Bộ luôn. 

Rượu này uống vào bảo đảm sáng hôm sau không bị nhức đầu, vẫn có thể đi làm bình thường.
Những ai đã từng uống rượu dừa bến tre rồi thì khỏi cần phải nói cũng biết là ngon như thế nào. Nếu còn ai chưa biết xin hãy mua một trái dùng thử sẽ biết hương vị của nó ra sao.


Cách dùng:
Có thể uống Nóng, lạnh hoặc ở nhiệt độ thường: 
1. Uống trực tiếp.
2. Uống ướp lạnh(để trong ngăn mát của tủ lạnh…).
3. Uống nóng.(trời lạnh uống nóng sẽ rất ngon, nếu uống ko quá cầu kì uống trực tiếp cũng được).
· Cho vào lò vi sóng để khoảng 4-5 phút.
· Hấp cách thủy, đun sôi khoảng 5 phút hoặc lâu hơn chút.
· Cho lên bếp nướng khoảng 5 phút ( cách này nhanh hơn so với cách hấp cách thủy khi gia đình ko có lò vi sóng).

Rượu dừa là thứ rượu được chế một cách đơn giản và độc đáo. Người ta trèo lên cây dừa, chọn buồng dừa nạo, đục cuống nhét viên men rượu vào, khoảng 10 ngày sau nước dừa lên men biến thành một loại rượu nhẹ uống rất ngon!

Trong những ngày se se, dùng rượu dừa hâm nóng sẽ tốt và ấm hơn, ngược lại, những ngày oi nồng, một chút mát lạnh sẽ làm rượu càng thêm ngon. Nói là rượu nhưng đây không hẳn dành cho nam giới bởi người phụ nữ khi đã mê thì cũng dễ say với rượu dừa. Rượu dừa làm cho nét chấm hồng trên khuôn mặt của người thiếu nữ thêm hao hao, làm nét duyên ngầm càng thêm quyến rũ.

http://bveget.com/hat-huong-duong/huong-duong-pica

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

coconut wine, coconut wine Ben Tre


Bveget - coconut wine distributor in Hanoi
  Proud to bring specialty bamboo dock ( Ben Tre ) north Products is trusted around the world have brought joy and great responsibility for us
   Our products are certified health facilities. Drink no headaches dizziness. Yeast incubated material completely natural
Use: Drink cold in summer, hot in winter and can be taken directly as extracted from the coconut

Please contact:
Distributor online Bveget
Tel:  0983 265 215
Email: bveget@gmail.com
http://bveget.com/ruou-dua/khui-ruou-dua
http://bveget.com/mat-ong-hoa-nhan/mat-ong-sach

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Rượu dừa Bến Tre đang rất hút khách

Rượu dừa Bến Tre ngày nay đã trở nên quen thuộc và là thức uống không thể thiếu trong các bữa ăn, bữa tiệc của người Việt Nam. Những ai đã từng uống loại rượu này rồi thì khỏi cần phải nói cũng biết là nó tuyệt vời như thế nào. Không chỉ thơm ngon, đây còn là loại rượu rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên; 100% không chứa hóa chất và chất bảo quản. 
Sau khi nghiên cứu thành công và cho ra mắt chính thức rượu dừa Bến Tre, ban lãnh đạo công ty đã cho nhân viên đi tới các nơi giới thiệu sản phẩm bằng cách mời mọi người dùng thử miễn phí. Nhờ vậy, thương hiệu rượu dừa Bến Tre hiện nay đã có mặt khắp cả nước.
Trong những năm gần đây, rượu dừa được tiêu thụ rất tốt, trong khi sức tiêu thụ của rượu mạnh có xu hướng giảm rõ rệt. Theo các chủ cửa hàng chuyên kinh doanh rượu dừa dọc theo các tuyến đường thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì trong những tháng cuối năm này, số lượng trái rượu dừa bán ra tăng đột biến.
Theo các chuyên gia dự đoán thì thị trường rượu dừa Bến Tre trong những ngày cận tết sẽ còn “nóng” hơn rất nhiều. Tính đến thời điểm này, đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn, vì thế nguy cơ “cháy hàng sớm” là rất cao.
Đặt hàng ngay bây giờ để có giá tốt nhất.
Sản phẩm được giao tận nơi. Rất hân hạnh được phục vụ.
Thông tin liên hệ:
Nhà phân phối trực tuyến Bveget
Hotline 24/7: 0983 265 215
Email: ruouduavn@gmail.com


Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Lợi ích cửa dầu dừa

giam stressdau dua chua benh tim machnuoi duong mai toc ong a
Các lợi ích sức khỏe của dầu dừa bao gồm chăm sóc tóc, chăm sóc da, giảm stress, duy trì mức cholesterol, giảm cân, tăng khả năng miễn dịch, tiêu hóa và chuyển hóa, cứu trợ từ các vấn đề về thận, bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, HIV và ung thư, nha khoa chăm sóc, và sức mạnh của xương. Những lợi ích của dầu dừa có thể được cho là do sự có mặt của axit lauric, axit capric và acid caprylic, và thuộc tính của nó như kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng nấm, kháng khuẩn, làm dịu, ...
Acid lauric Được sử dụng bởi cơ thể của chúng ta như thế nào?

Cơ thể con người chuyển đổi axit lauric thành monolaurin đó là yêu cầu để giúp đỡ trong việc đối phó với virus và vi khuẩn gây bệnh như herpes, cúm, cytomegalovirus, và thậm chí cả HIV. Nó giúp trong cuộc chiến chống vi khuẩn có hại như Listeria monocytogenes và pylori heliobacter, và có hại động vật nguyên sinh như Giardia lamblia. Như một kết quả của những lợi ích sức khỏe khác nhau của dầu dừa, mặc dù cơ chế chính xác hoạt động của nó là không rõ, nó đã được sử dụng rộng rãi trong Ayurveda, hệ thống y học truyền thống Ấn Độ. Trung tâm nghiên cứu dừa đã biên soạn tài liệu tham khảo khác nhau trên nghiên cứu khoa học được thực hiện trên dầu dừa .

Thành phần của dầu dừa:

Dầu dừa bao gồm hơn 90% chất béo bão hòa, với dấu vết của ít axit béo không bão hòa, chẳng hạn như axit béo không bão hòa đơn và các axit béo không bão hòa đa. dừa dầu là không có khác nhau từ này.
·        Các axit béo bão hòa: Hầu hết trong số họ là Medium Chain Triglycerides, mà có nghĩa vụ để đồng hóa tốt. Acid lauric là đóng góp chính, với hơn bốn mươi phần trăm thị phần, tiếp theo là Acid Capric, Caprylic Acid, axit myristic và palmitic.
·        Các axit béo polyunsaturated: Linoleic Acid.
·        Các axit béo không bão hòa đơn: Oleic Acid.
·        Các phenol Poly: Acid Gallic, đó là axit phenolic. Những phenol poly-có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm cho các mùi thơm và hương vị của dầu dừa và dầu dừa Trinh Nữ là những người giàu trong các poly-phenol.
·        Một số dẫn xuất của acid béo như Betaines, Ethanolamide, Ethoxylates, Este béo, Polysorbates béo, monoglycerides và Polyol Este.
·        Clorua béo, Sulphate Rượu béo và Ether Sulphate Alcohol béo, tất cả đều là dẫn xuất của Rượu béo.
·        Vitamin E và Vitamin K và các khoáng chất như sắt.
Hãy cùng khám phá những lợi ích của dầu dừa một cách chi tiết:


Dầu dừa là một trong những dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho tóc. Nó giúp trong sự tăng trưởng lành mạnh của tóc cung cấp cho họ một làn da sáng bóng. Thường xuyên xoa bóp của người đứng đầu với dầu dừa đảm bảo rằng da đầu của bạn là miễn phí của gầu, chấy và trứng chấy rận, ngay cả khi da đầu khô. Dầu dừa được sử dụng rộng rãi trong tiểu lục địa Ấn Độ cho chăm sóc tóc. Hầu hết người dân ở các nước này áp dụng dầu dừa lên tóc của họ hàng ngày sau khi tắm. Nó là một điều tuyệt vời và giúp tái tăng trưởng của tóc bị hư hỏng. Nó cũng cung cấp các protein thiết yếu cần thiết để nuôi dưỡng tóc bị hư hỏng. Do đó nó được sử dụng như dầu chăm sóc tóc và sử dụng trong sản xuất điều khác nhau, và các loại kem giảm gàu. Dầu dừa thường được áp dụng trực tiếp cho việc chăm sóc tóc .

Chăm sóc da:

Dầu dừa là dầu massage tuyệt vời cho da. Nó hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm có hiệu quả trên tất cả các loại da kể cả da khô. Lợi ích của dầu dừa trên da có thể so sánh với dầu khoáng sản. Hơn nữa, không giống như dầu khoáng, không có cơ hội có tác dụng phụ bất kỳ tác dụng phụ trên da với các ứng dụng của dầu dừa. Do đó, dầu dừa là một giải pháp an toàn để ngăn ngừa khô và bong da. Nó cũng trì hoãn các nếp nhăn, và xuống cấp của da bình thường trở nên nổi bật với độ tuổi. Dầu dừa cũng giúp điều trị các vấn đề về da khác nhau bao gồm bệnh vẩy nến, viêm da, eczema và các nhiễm trùng da . Vì vậy dầu dừa tạo thành các thành phần cơ bản của các sản phẩm chăm sóc cơ thể khác nhau chẳng hạn như xà phòng, sữa, kem, vv, được sử dụng để chăm sóc da. Dầu dừa cũng giúp ngăn ngừa lão hóa sớm và bệnh thoái hóa do đặc tính chống oxy hóa của nó.


Tim bệnh:

Có một sự lây lan quan niệm sai lầm trong nhiều người dân rằng dầu dừa không tốt cho tim. Điều này là bởi vì nó có chứa một số lượng lớn chất béo bão hòa. Tuy nhiên, dầu dừa có lợi cho tim. Nó chứa khoảng 50% acid lauric, giúp trong việc ngăn ngừa các vấn đề tim mạch khác nhau bao gồm mức cholesterol cao và huyết áp cao. Các chất béo bão hòa có trong dầu dừa không có hại vì nó sẽ xảy ra trong trường hợp khác rau các loại dầu. Nó không dẫn đến tăng nồng độ LDL. Nó cũng làm giảm tỷ lệ chấn thương ở động mạch và do đó giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

dau dua giam can

Giảm cân

Dầu dừa rất hữu ích trong việc giảm cân . Nó chứa axit béo chuỗi ngắn và trung bình có thể trợ giúp trong việc giảm cân quá mức. Nó cũng dễ dàng tiêu hóa và nó giúp trong hoạt động lành mạnh của tuyến giáp và các enzym hệ thống. Hơn nữa, nó làm tăng chuyển hóa cơ thể bằng cách loại bỏ căng thẳng trên tuyến tụy, từ đó đốt cháy nhiều năng lượng hơn và giúp những người béo phì và thừa cân giảm trọng lượng của họ. Do đó, những người sống ở các vùng nhiệt đới ven biển, những người ăn dầu dừa hàng ngày như dầu ăn chính của họ là bình thường không chất béo, béo phì hoặc thừa cân.
Tiêu hóa

Nội bộ sử dụng dầu dừa xảy ra chủ yếu như dầu ăn. Dầu dừa giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa và do đó ngăn chặn dạ dày khác nhau và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa bao gồm hội chứng ruột kích thích. Các chất béo bão hòa có trong dầu dừa có đặc tính chống vi khuẩn và giúp đỡ trong việc đối phó với các vi khuẩn khác nhau, nấm, ký sinh trùng, vv, mà nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu. Dầu dừa cũng giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác như vitamin, khoáng chất và axit amin.
Khả năng miễn dịch:

Dầu dừa cũng rất tốt cho hệ miễn dịch. Nó tăng cường hệ thống miễn dịch vì nó có chứa chất béo kháng sinh, axit lauric, axit capric và acid caprylic có tính chất kháng nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Cơ thể con người chuyển đổi axit lauric thành monolaurin đó là yêu cầu để giúp đỡ trong việc đối phó với virus và vi khuẩn gây bệnh như herpes, cúm, cytomegalovirus, và thậm chí cả HIV. Nó có ích trong cuộc chiến chống vi khuẩn có hại như Listeria monocytogenes và pylori heliobacter, và có hại động vật nguyên sinh như Giardia lamblia.


Chữa bệnh và nhiễm trùng

Khi áp dụng trên bệnh nhiễm trùng, tạo thành một lớp chất hóa học bảo vệ phần cơ thể bị nhiễm bệnh từ bên ngoài bụi , không khí, nấm, vi khuẩn và virus. Dầu dừa là hiệu quả nhất trên vết bầm tím như tăng tốc quá trình chữa bệnh bằng cách sửa chữa các mô bị hư hỏng.

Nhiễm trùng: Dầu dừa rất hiệu quả chống lại một loạt các bệnh nhiễm trùng do tính chất kháng nấm, kháng virus và kháng khuẩn. Theo Trung tâm nghiên cứu về dầu dừa, dầu dừa diệt virus gây bệnh cúm, sởi, viêm gan, herpes, SARS, vv… Nó cũng diệt vi khuẩn gây viêm loét, nhiễm trùng họng, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, và bệnh lậu, vv Dầu dừa cũng có hiệu quả trên nấm và nấm men gây candida, nấm ngoài da, bàn chân của vận động viên, bệnh tưa miệng, phát ban.
http://bveget.com/bi-dao
http://bveget.com/cu-khoai-tay


Nguồn: tinhdauthiennhienngamy.com.vn

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Rượu dừa việt nam

Các loại rượu dừa đang có tại Vịêt Nam
Rượu dừa đại việt, rượu dừa mạnh việt, rượu dừa ngọc hoa, rượu dừa phong vân, rượu dừa bến tre, rượu dừa hà nội, rượu dừa diệu tiên, rượu dừa nam kinh, rượu dừa vạn phúc, rượu dừa phú quý, rượu dừa phú lễ, rượu dừa nam kinh, ruwouj dừa công thành, rượu dừa hùng cường, rượu dừa coconut wine ( phước đạt ), rượu dừa 9x,  rượu dừa thành thêm, rượu dừa 7K và còn rất nhiều thương hiệu rượu dừa khác.....

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Rượu dừa Mạnh Việt, rượu dừa bến Tre


  Tự hào mang đặc sản bến tre ra phía bắc, Quá trình lên men được ủ từ những kỹ sư hàng đầu tại xứ Dừa.
  Sản phẩm được tin dùng khắp ba miền đã mang lại niềm vui và trách nhiệm lớn lao cho việc thổi hồn vào những trái dừa
   Sản phẩm được sở  y tế chứng nhận. Uống không bị đau đầu chóng mặt. Chất liệu men ủ hoàn toàn tự nhiên
Sử dụng: Uống lạnh vào mùa hè, uống nóng vào mùa đông và có thể uống trực tiếp khi chiết từ trái dừa ra

Xin liên hệ:

Nhà Phân phối trực tuyến Bveget

ĐT : 0983 265 215
Email: bveget@gmail.com
Địa chỉ: Số 12. Ngõ 1. P.Nhân Hòa, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Rượu dừa Mạnh Việt




Chúng tôi đã phát triển trên thị trường miền Bắc một loại rượu dừa đặc biệt
·                     Rượu màu trắng đục, có lớp váng dầu, không có cặn, có mùi thơm đặc trưng của dừa
·                     Đặc biệt không gây cảm giác háo nước, không gây nhức đầu, ổn định đường ruột.

Cách sử dụng:

Uống lạnh: Để trong tủ lạnh trước khi uống với thời gian từ 2 đến 3 tiếng.


Uống nóng: Để trong lò vi song với thời gian khoảng 02 phút.
Đun trực tiếp trên bếp lửa

Uống ở nhiệt độ thường: Theo hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm.


Xin liên hệ:


Nhà Phân phối trực tuyến Bveget

ĐT : 0983 265 215
Email: bveget@gmail.com
Địa chỉ: Số 12. Ngõ 1. P.Nhân Hòa, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội

http://bveget.com/rau-an-toan/rau-tuoi-moi-ngay/rau-huu-co
http://bveget.com/rau-an-toan/rau-cu-qua/muop-dang

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Cách làm nóng, cách làm lạnh rượu dừa


Cách làm nóng, cách làm lạnh rượu dừa
  • Cách thưởng thức rượu dừa
              Rượu dừa là loại đồ uống  thích hợp với: các món nướng, khô, hải sản và lẩu. Tùy theo gu ẩm thực khác nhau của từng thực khách mà có nhiều cách thưởng thức:
-         Thưởng thức rượu lạnh:
                       Sau khi được làm lạnh cảm nhận đầu tiên rượu từ đầu lưỡi rất mát, độ nhẹ nhàng êm dịu cùng mùi thơm tự nhiên của dừa và vị ngọt ngon vừa đủ để đánh lừa nồng độ thật của rượu, Chính điểm này rượu dừa đã chinh phục không ít tửu đồ “khó tính” một cách thầm lặng nhưng không kém phần hiệu quả!
  • Cách làm lạnh:
  •                   Trái rượu dừa đưa vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 15 đến 30 phút trong ngăn đông lạnh. Trong những chuyến dã ngoại bạn vẫn có thể thưởng thức rượu dừa ủ lạnh bằng cách cho trái rượu dừa vào trong thùng nước đá khoảng 15 phút là đủ lạnh.
       -       Thưởng thức rượu nóng:
                   Sau khi rượu được làm nóng, cảm nhận lúc này rượu trở nên nồng        nàn hơn, chắc chắn quý tiên tửu cũng phải ngả nón thán phục!
  • Cách làm nóng:
  •                   Rượu dừa đưa vào trong lò vi sóng khoản 5 phút hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút.
           Và có thể đặt trái rượu dừa đun trực tiếp trên bếp gas 10 phút.
  -           Ngoài 2 cách thưởng thức trên còn có một cách thưởng thức theo kiểu dân dã hay dùng là khui ra uống liền
         Cách này không kém phần hấp dẫn vì chất lượng rượu dừa đã hội tụ trong bình rượu ấm nồng để khi nhấp lên   môi cảm nhận dường như những rặng dừa xanh bao la bát ngát, những giọt mồ hôi nóng hổi trên má em hồng…Cảm giác tìm về với những gì gần gũi thân thương từ ngàn đời mà ta  bỗng dưng quên lãng, cuộc sống mới ngọt ngào làm sao
Cách làm nóng, cách làm lạnh rượu dừa

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Cách đun nóng rượu dừa

Cách đun nóng rượu dừa

Là nhà phân phối rượu dừa hàng đầu tại miền Bắc. Rượu dừa được chiết xuất bởi các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, sản phẩm được chứng nhận y tế và là thức uống bổ dưỡng không thể thiếu được trong văn hóa ẩm thực Việt. Ngày nay, rượu dừa bến tre ngày càng được mở rộng và được rất nhiều thực khách nước ngoài ưa thích về hương vị cũng như men nồng nàn của rượu. Là sản phẩm được dùng hàng ngày trong các bữa ăn, buổi tiệc sinh nhật và quà tặng rượu dừa sẽ là người bạn tri kỷ theo ta trên chặng đường. Đó là lựa chọn số một của mỗi thực khách chỉ một lần uống thử sẽ cho các bạn ấn tượng không thể nào quên. Và có rất nhiều sự lụa chọn trong cách thuuworng thức rượu đó là uống lạnh trong mùa hè hay hâm nóng rượu khi đông đến. Rượu luôn giữ được hương vị đặc trưng của nó. Đảm bảo không nhức đầu và sốc như các loại rượu thông thường.
   Hãy gọi cho chúng tôi để có được sản phẩm tốt nhất.
Nhà phân phối trực tuyến Bveget
ĐT : 0983 265 215
ĐC : Số 12, ngõ 1.P. Nhân Hòa, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Du lịch miền tây thường thức rượu dừa

                Du lich mien tay uống rượu dừa
Nếu nói về cái "thú say" thì ẩm thực Việt có bao điều thú vị. Từ những loại rượu của vùng núi ngàn lừng lẫy như rượu cần, rượu táo mèo, rượu ngô Nà Hang đến các loại rượu bình dân của xứ sở đồng bằng như nếp than, rượu gạo, tất cả đều khiến lắm kẻ ngất ngây. Ấy thế mà có một loại rượu chẳng thể làm người ta say, nếu có chăng thì chất men nồng của nó dễ làm người ta nhớ: nhớ về một vùng đất miền tây của ba dải cù lao, nhớ về những con người chất phát và bao đặc sản khó quên.

Cây dừa gắn bó máu thịt với người dân Đồng Khởi từ bao đời nhưng hình như rượu dừa mới được biết đến như một đặc sản của vùng chỉ vài năm trở lại đây. Câu chuyện cũng bắt đầu với những con người tâm huyết với cây dừa quê hương. Họ là những ông chủ của thương hiệu rượu dừa Bến Tre. Bỏ công mày mò với trái dừa xứ sở, bao sáng kiến nảy nở để rồi cuối cùng chắt lọc được thức ngon hiếm có. Đặc sản xứ dừa luôn có sức hút lạ: bình dị, ngọt ngào, chất phát và hiền hòa như người dân quanh năm gắn bó với mảnh đất này. Thế là nhắc đến đặc sản Bến Tre, nhiều người có thể hồn hậu thêm vào hai tiếng rượu dừa như một minh chứng cho sự ưu đãi của thiên nhiên đối với vùng đất này. Rượu dừa du lich mien tay Bến Tre đã trở thành sản phẩm thương mại. Những "bình rượu" được "đúc" hoàn toàn từ trái dừa tươi được cho vào những túi lưới nhỏ, đi khắp mọi miền để quảng bá cho sản phẩm làm nên một nét đặc trưng xứ sở. Rượu dừa góp vào danh sách các loại rượu ba miền như một hương lạ. Không phiêu du như rượu cần, không cay nồng như Bàu Đá, không chan chát mặn ngọt như rượu táo mèo, rượu dừa có hương của đất, của người, của cây dừa quê đến độ đậm đà. Uống rượu dừa không phải để say men mà để say lòng, một cái gì đó phảng phất nhưng đầy dư vị.


Về miền Tây Say rượu hay say lòng?

Rượu dừa chẳng thể làm ai say, có chăng sẽ khiến ai đó "ứ ừ", tỉnh táo nhận ra thứ này làm họ say theo cách khác, cái cách quyến rũ của hương quê chứ không phải là chất men ủ thuần túy. Những ai đã từng đi du lịch miền Tây thưởng thức rượu dừa, mới lần đầu sẽ có sự ngần ngại ngay đầu lưỡi vì rượu nhưng không hẳn là rượu, cay thâm thúy đó nhưng cũng ngọt ngào ngay đó. Uống mãi đến hết bình, cảm giác say chỉ mới ngà ngà, giống như cái cảm giác ngất ngây trước một sự mê hoặc khó cưỡng. Rượu có hương men, hương nếp và tất nhiên là hương dừa. Sự hòa quyện của những nguyên liệu nồng nàn cho ra một loại rượu đặc sản. Uống rượu dừa hẳn cũng như một cách giải khát, chỉ có điều thức uống này lạ lùng quá đỗi. Nghe qua về quy trình làm rượu, cũng thấy hẳn sự công phu. Trái dừa miền tây được chọn phải là dừa già, cơm dày, béo mỡ màng và thơm ngai ngái. Hình dáng bên ngoài của quả cũng quan trọng. Thông thường, những quả có đường kính quả từ 16 đến 18 cm, cân nặng từ 1,2 đến 1,4 kg (sau khi đã lột sạch vỏ) mới được chọn. Lớp sùi bên ngoài được mài nhẵn cho trơn láng để tạo độ bóng đẹp, ấn tượng như một bình rượu bầu. Nếp cái chọn loại căng tròn, hạt mẩy, trộn với men cổ truyền chuyên dùng cho rượu nếp. Sau đó, người ta khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa, tiêm hỗn hợp nếp cái, men vào theo một tỉ lệ nhất định, hàn kín và ủ từ 15 đến 20 ngày là có thể dùng được. Rượu có màu trắng ngà, vân vẩn đục với những chấm xác dừa lơ lửng. Rượu có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của trái dừa bản xứ, vừa nồng nàn, vừa thanh tao, dịu nhẹ. Trong những ngày se se, dùng rượu dừa hâm nóng sẽ tốt và ấm hơn, ngược lại, những ngày oi nồng, một chút mát lạnh sẽ làm rượu càng thêm ngon. Nói là rượu nhưng đây không hẳn dành cho nam giới bởi người phụ nữ khi đã mê thì cũng dễ say với rượu dừa. Rượu làm cho nét chấm hồng trên khuôn mặt của người thiếu nữ thêm hao hao, làm nét duyên ngầm càng thêm quyến rũ. Một phương pháp sản xuất rượu đại trà hơn nữa là thông qua quá trình chưng cất từ nước dừa. Nước dừa được lọc, ủ men, sau đó được trưng lên như cách làm rượu nếp hay rượu gạo. Tuy nhiên, hương dừa sẽ giảm và rượu cũng không có được vị hòa quyện khi được ủ ngay trong lòng trái. Ngày nay, về Bến Tre, du khách dễ dàng tìm thấy những "mẻ" rượu dừa được bày bán dọc các tuyến đường. Đừng ngại ngần để thử vì hương vị thật rất khó quên.

http://bveget.com/dau-co-ve
http://bveget.com/qua-bau

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Dáng đứng bến tre

Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió,có phải người còn đó là con gái của Bến Tre,con gái của Bến Tre,năm xưa đi trong đạn lửa đi như nước lũ tràn về,ôi những con người làm nên Đồng Khởi ơi,những cây dừa để lại cho ta bóng quê,ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre,ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre,mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghe,vườn trái trái xum xuê,biển khơi tôm cá đầy ghe,nhớ con sông dài Hàm Luông bến ta quen ghé,lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre,lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre!

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Sản xuất rượu dừa… lậu!

Cán bộ đang niêm phong rượu dừa Phong Vân để đưa đi kiểm mẫu đánh giá chất lượng.

Được tin báo của quần chúng, vào lúc 19 giờ 30 phút, ngày 16-2-2009 Đội quản lý thị trường số 4 thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, phát hiện xe máy từ quán Phong Vân (Thị xã) chở ra một số rượu dừa nhãn hiệu Phong Vân.
Sau đó Đội quản lý thị trường số 4, kết hợp công an phường 6, kiểm tra nhà số 302, Đoàn Hoàng Minh, phường 6, thị xã Bến Tre phát hiện nơi đây sản xuất rượu dừa Bến Tre hiệu Phong Vân nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ sở trên do Nguyễn Văn Hoàng, SN 1986, phường Hòa Bình, thị xã Kon-tun cùng với Lê Vương Quốc, Võ Quang Huy đều ở (Kon-tun) và Nguyễn Nhật Lâm, ở tỉnh Thái Bình (hiện là Giám đốc Công ty TNHH sản xuất rượu dừa Bến Tre tại Hà Nội) sản xuất.

Đội quản lý thị trường số 4 lập biên bản thu giữ 71 trái rượu dừa đã dán nhãn hiệu Phong Vân và 24 trái rượu dừa chưa dán nhãn cùng một số công vụ và nguyên liệu để sản xuất rượu dừa. Theo lời khai của Nguyễn Văn Hoàng, tại số nhà 302 nêu trên, rượu dừa Bến Tre hiệu Phong Vân bắt đầu hoạt động từ ngày 12-2-2009. Đội quản lý thị trường số 4 đang đấu tranh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nghệ thuật nếm rượu


Hãy nhìn, ngửi và nếm – bắt đầu với những giác quan cơ bản của bạn và liên kết những điều đó. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học cách nếm các loại rượu như những người chuyên nghiệp. Hãy thử áp dụng xem, bạn chỉ cần 15 phút.
Nhìn: Rót rượt ra một ly đựng rượu thích hợp và quan sát chúng. Chúng có màu sắc như thế nào? Trông rượu có màu rất đỏ, trong hay chỉ ửng đỏ. Nếu đó là loại rượu đỏ thì sẽ có màu nâu sẫm, hạt dẻ, máu tía, đỏ sẫm, màu hồng ngọc, màu đỏ tươi hoặc thậm chí là hơi nâu nâu. Nếu nó là các loại rượu có màu trắng thì rượu trong, màu vàng hổ phách, màu vàng, xanh nhạt, có xuất hiện màu ngà phơn phớt hoặc màu nâu?
Tiếp tục quan sát: Hãy chuyển qua độ đục của rượu. Loại rượu đó trong suốt hay có vẻ mờ đục. Nghiên ly rượu một chút, lắc một chút và quan sát lại. Hãy chú ý đến sự thay đổi màu sắc, độ trong và sự óng ánh của rượu (quan sát chăm chú như là bạn đang cố tìm một viên kim cương hoàn hảo vậy). Thử xem có những thấy cặn lắng xuống không, một mẩu nhỏ của nút bần hoặc bất kỳ một vật nhỏ nào nổi lên không? Một chai rượu đỏ lâu đời sẽ trông đục hơn là những chai rượu mới.
Ngửi: Giác quan ngửi là một cách đánh giá khá đúng đắn khi phân tích một ly rượu. Hãy thưởng thức sự ấn tượng của mùi thơm của rượu, lắc nhẹ ly (việc này sẽ làm gia tăng hương vị tự nhiên của rượu) và nhanh chóng hít một hơi để cảm nhận được ấn tượng đầu tiên về mùi thơm của rượu.
Tiếp tục ngửi: Bâu giờ hãy để mũi của bạn xuống gần hơn ly rượu và hít một hơn dài. Ấn tượng tiếp theo của bạn là gì? Bạn có ngửi thấy mùi của gỗ sồi, quả mọng, mùi hương hoa, mùi vani hoặc mùi của quả cam quýt. Mùi hương của rượu là một yếu tố tuyệt vời để cho thấy chất lượng và sự đặc biệt của nó. Lắc nhẹ ly rượu và để mùi thơm của rượu hòa trộn với nhau và ngửi lại một lần nữa. 
Nếm: Cuối cùng, bạn hãy thử nếm rượu. Bắt đầu bằng một ngụm nhỏ và để chúng từ từ ngấm vào đầu lưỡi. Đây là 3 giai đoạn nếm rượu:
Nếm: Sau khi kết hợp lại tất cả những ấn tượng ban đầu của bạn về loại rượu đó, hãy hút một luồng khí qua môi và để rượu hòa trộn với không khí (gọi là tạo một cơn lốc xoáy). Việc này cho phép bạn nếm được vị ngon một cách đầy đủ hơn (thậm chí lúc đó bạn sẽ phát ra âm thanh hoặc trông có vẻ khá buồn cười). Bạn cảm nhận được vị gì? Rượu ngon phải là một sự tổng hợp hài hòa của nhiều vị khác nhau. Rượu đỏ thường có vị của quả mọng, mùi gỗ và vị nồng của men rượu. Các loại rượu màu trắng thường có mùi táo, cây cỏ hoặc mùi cam quýt hòa trộn với nó.
Mùi vị ban đầu: Đây chính là ấn tượng đầu tiên của bạn về các thành phần và mùi vị của rượu.
Mùi vì sau cùng: Mùi vị sau cùng là thời gian mùi vị lưu lại sau khi bạn đã nuốt ngụm rượu. Mùi vị của nó có lưu lại trong một khoảng thời gian. Bạn có cảm giác nhạt nhạt (như là nước) hay cảm thấy ngon, có nhiều chất cốt (như độ đặc của sữa).
Sau khi bạn đã mất một thời gian để nếm thử rượu, bạn có thể ghi nhận lại một vài ấn tượng của bạn. Nhìn chung, bạn có thích loại rượu này? Liệu mùi vị của nó có ngon hơn khi dùng với phô mai, bánh mì hoặc một bữa ăn chính khó tiêu nào đó? Liệu bạn có mua nó một lần nữa không? Nếu có, hãy để ý một chút đến tên của rượu, nhà sản xuất và thời gian sản xuất để có thể mua được loại rượu đó trong tương lai khi cần.
http://bveget.com/rau-an-toan/rau-tuoi-moi-ngay/rau-den
http://bveget.com/rau-muong

Rượu ba kích - Món quà vùng cao Quảng Nam




Ai một lần tới thăm Tây Giang (Quảng Nam) mà không uống rượu ba kích thì xem như chưa tới huyện lỵ miền núi này. Nhưng thú vị hơn là còn được khám phá cách làm rượu, cách thưởng thức rượu của người dân nơi đây. 

Rượu ba kích, mới nghe tên thôi đã khiến con người ta tò mò muốn “nếm tận miệng, uống tận gốc”. Tò mò cũng đúng vì đây là loại rượu đặc trưng của vùng đất Tây Giang, lại có tên gọi khá kêu “ba kích”.

Rượu ba kích có từ bao giờ? Chỉ biết rằng từ xưa đồng bào Cơ Tu vẫn hay vào núi đào củ ba kích về ngâm rượu uống. Ba kích mọc nhiều ở vùng đồi núi phía tây tỉnh Quảng Nam. Bộ phận để dầm rượu là rễ ba kích, không mùi, vị ngọt nhưng hơi chát.

Theo kinh nghiệm của người dân, ba kích có rễ  to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt. Dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô sau đó cắt thành từng đoạn ngắn. 

Người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Nhưng hầu như gia đình nào cũng có một thẩu rượu ba kích trong nhà. Ba kích ngâm cùng rượu gạo hoặc nếp, chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc thù của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. Đặc biệt, loại củ này hầu như chỉ ngâm được một lần.

Rượu ba kích uống ít hay nhiều đều không đau đầu, ngủ sáng dậy trong người tươi tỉnh hẳn, vì vậy cả nam lẫn nữ đều có thể dùng được. Ban đầu dân làng cứ rót thẳng từ hũ ra uống. Về sau, vào mùa rét người dân bày ra hâm nóng trước khi uống, mùa hè khí trời nóng quá lại đổ cả hũ vào xô nước đá, rót ra uống lạnh ngắt mà thấy thật thú vị.

Tác dụng của rượu ngâm ba kích thì không phải bàn cãi, đã có tiếng từ xa xưa. Nên nếu theo giờ giấc, liều lượng nhất định thì rượu ba kích không những là đặc sản mà còn là vị thuốc bổ, giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, tráng dương - ba tác dụng trên chính là nguyên nhân người ta đặt tên cho loại rượu này.

Đêm vùng cao chớm lạnh khi về khuya. Ánh lửa thiêng vẫn còn bập bùng, tiếng cồng chiêng vẫn còn rộn rã, vậy mà đã đến lúc kẻ đi người ở lại. Mọi người cùng trao nhau ly rượu ba kích như lời chúc sức khỏe  thay cho lời chia tay.

Rời xa vùng Tây Giang, có lẽ trong mỗi chúng ta không chỉ nhớ đến những ngôi nhà sàn nho nhỏ, đến cồng chiêng hay đôi má đỏ hồng e lệ của thiếu nữ tuổi đôi mươi… mà còn nhớ hoài hương vị ba kích đặc trưng của núi rừng.

Hà Nội "ẩm thực kí" qua lăng kính người nước ngoài


Tiếp tục hành trình khám phá Hà Nội qua các món ăn của chị Celia - một du khách kiêm blogger ẩm thực đến từ New York.
Trong bài viết kỳ trước, chúng ta đã "làm một tour" vòng quanh những món ăn hiện đại pha trộn truyền thống ở Sài Gòn. Và tuần này, mời các bạn ngược về phía Bắc, cùng khám phá Hà Nội với chị Celia nhé!
Sau khi đã ở Việt Nam được một tuần, tôi vẫn không làm cách nào để phát âm chính xác chữ “phở”. Nhưng điều đó vẫn không thể ngăn cản tôi ăn phở suốt ngày.

Để bắt đầu chuyến du lịch của ngày mới, tôi quyết định “nạp năng lượng” với một tô phở bò thơm ngon nóng hổi. Vì lúc đến quán phở đã khoảng gần trưa nên tô phở trở thành bữa trưa của chúng tôi luôn. Sau một thời gian ngắn ở Hà Nội, tôi phát hiện ra rằng ăn phở là một thói quen dễ nhận thấy của người dân Hà thành. Họ ngồi trên những chiếc ghế nhựa ở các hàng quán nơi góc phố, ăn phở vào buổi sáng, buổi trưa, thậm chí đến tận buổi đêm.


Ở Hà Nội, phở là thức quà sáng được yêu thích nhất.


Có rất nhiều loại hình hoạt động diễn ra ở ngoài đường phố, chẳng hạn như bán phở, bán thịt, hay cắt tóc dạo ở vỉa hè.

Sau ngày đầu kiệt sức vì đi lại trên đường phố, luôn phải để ý tránh những chiếc xe máy qua lại ngược xuôi, Shanti - người bạn đồng hành và tôi đến một nhà hàng có phong cách Việt Nam và các món ăn dân tộc, được chế biến theo kiểu hiện đại. Khách hàng chủ yếu ở đây là người nước ngoài. Trong các website hay các sách chỉ dẫn du lịch, nơi này được nhắc đến rất nhiều với các món “lạ”, chẳng hạn như dế chiên hay thịt đà điểu.
 

Món dế xào lá chanh và dạ dày lợn.

Sau khi chụp xong tấm ảnh này, tôi liền thưởng thức ngay vị ngon của những chú dế giòn tan được chiên ngập trong mỡ. Tuy nhiên, tôi đã không thể ăn hết cả đĩa vì nó ngấm nhiều mỡ, tạo cảm giác hơi ngấy.

Chú dế giòn rụm nhưng vì ngấm quá nhiều mỡ nên nhanh ngấy.

Việc gọi một món ăn lạ như vậy quả thực rất mạo hiểm. Vậy nên sau đó, tôi đã chuyển sang món ăn mang khẩu vị nhẹ nhàng hơn, đó là món gà xốt me chua ngọt.


Gà sốt me chua ngọt cực kỳ dễ ăn.

Còn Shanti lại “chơi sang” hơn một chút với món lẩu ốc.

Tới buổi sáng hôm sau, chúng tôi dậy muộn và làm một chuyến vòng quanh khu phố cổ. Chuyến đi của chúng tôi bắt đầu từ hồ Hoàn Kiếm - trung tâm thành phố, với ngôi đền nằm trên một đảo nhỏ giữa hồ.

Đến bữa trưa, chúng tôi dừng chân ở một quán bún.


Và đây là bún bò Nam Bộ.
Ở nhà hàng mà chúng tôi ăn bún, tôi quan sát thấy rất nhiều người dân địa phương gọi món gì đó được gói trong lá chuối. Cảm thấy rất tò mò nên tôi đã thử gọi một cặp.


Món ăn đó chính là “nem chua”, vốn là thịt lợn được chế biến và hấp trong lá chuối. Nó có vị ngon thật tuyệt vời khi được chấm cùng tương ớt. (các bạn có phát hiện ra sự nhầm lẫn của tác giả không?)

Chúng tôi tiếp tục đi dạo quanh phố cổ sau bữa ăn trưa, trầm trồ trước những ngôi đền nhỏ và các ngôi nhà cũ kỹ mang ảnh hưởng của kiến trúc Pháp.


Đến tối, chúng tôi quyết định đến một nhà hàng Pháp – Á khá nổi tiếng đối với người nước ngoài tới du lịch tại Hà Nội. 


Đây là Shanti và quyển thực đơn "quá khổ". Chúng tôi đã quyết định chụp một tấm ảnh cô ấy thật ngộ nghĩnh.




Ánh sáng của nhà hàng khiến người ta có cảm giác lãng mạn. Các bạn có thể nhìn thấy món thịt xông khói Parma cuộn trong cà tím của tôi ở trên, chưa kể là món cua xốt remoulade của Shanti ở dưới đây, được chụp trong thứ ánh sáng mờ ảo đó.


Và đây là ba đĩa kem brulee mà tôi đã ăn. Nó rất ngon với hương vị hài hòa.
Ngày hôm sau, chúng tôi đi thăm Hồ Tây và phía Bắc thành phố. Đến nơi này, tôi đã phát hiện ra thêm một hoạt động của người dân, đó chính là: câu cá.


 

Dĩ nhiên là cả việc nướng những con cá vừa bắt được nữa.
Ở khu Vườn Bách thảo phía Nam của hồ, chúng tôi thấy rất nhiều các cô dâu đang chụp ảnh cưới. Họ thay đồ dưới những tán ô cạnh những hàng nước, từ quần áo thường ngày thành váy cưới, từ váy cưới thành váy truyền thống màu đỏ.


Trông họ đều rất xinh đẹp và rạng rỡ.
Điểm đến tiếp theo của chúng tôi có bầu không khí trầm lặng hơn, đó là Bảo tàng và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ở đây cho phép khách tham quan vào viếng con người vĩ đại này từ 8h - 11h. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định hòa vào dòng người đang trang nghiêm đi vào trong lăng.
Ngoài ra, còn một món “đặc sản” khác rất ngon miệng mà tôi đã thử qua: đó là xôi xéo.


Đây là loại xôi ăn cùng với đậu xanh, mỡ nước và hành khô.


Còn đây là một món ăn khác làm từ bột gạo tên là “bánh cuốn”. Nó giống như bánh crepe, nhưng là bột gạo được hấp trong nồi chưng cách thủy, cuốn nhân thịt lợn, mộc nhĩ và tôm.


Tiếp theo là món gỏi cuốn với thịt lợn muối, bì lợn, thêm bún và tôm. 


Sau đó, chúng tôi trở lại với hương vị thịt bò sau bữa phở hôm trước bằng món bò xào tái với muối và ớt, đi kèm là nước chấm chanh ớt cực kỳ hấp dẫn. Tất cả các gia vị kết hợp hài hòa với nhau, tạo nên vị mặn, chua và hơi cay nóng đặc trưng cho món ăn.


Món bánh gạo chấm mật, được gọi là “bánh gio”. Món bánh này cho tôi chút ấn tượng giống với bánh Mochicủa Nhật.


Sau đó là món tráng miệng súp sữa dừa với lạc và đậu xanh. Món này thực sự khiến tôi thấy thích thú bởi vị ngọt nhẹ, hơi dinh dính của sữa dừa.
 
Đêm cuối cùng, chúng tôi đã có một bữa ăn ở nhà hàng nổi tiếng: Chả Cá Lã Vọng. 



Đây là toàn bộ nồi chả cá. Họ "xào sơ qua" miếng chả với nghệ, phục vụ thêm các loại rau như hành tươi để thực khách tự cho thêm vào theo ý thích.


Bạn nên thưởng thức tất cả cùng với nhau: Chả cá, rau sống, giấm tỏi ớt, lạc rang và bún. Thưởng thức xong món ăn, tôi nghĩ, nhất định sẽ thử chế biến nó ở nhà.